VnReview
Hà Nội

Vì sao mọi người lại hợp tác với nhau? Vì họ thông minh!

Điều gì khiến mọi người hợp tác với nhau? Những đặc điểm nào khiến một người làm điều gì đó đem lại lợi ích cho cả họ và những người xung quanh? Nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời chính là sự thông minh. Sự thông minh là điều kiện tiên quyết cho một xã hội gắn kết và hợp tác.

Trước đây, một số nhà kinh tế đoán rằng việc xem xét người khác và thái độ ủng hộ xã hội nói chung là động lực thúc đẩy mọi người hướng tới các hành vi hợp tác, giúp duy trì một xã hội gắn kết. Trong khi đó, lại có những ý kiến cho rằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn và tôn trọng các thể chế sẽ thúc đẩy chúng ta tiến tới các hành vi xã hội hữu ích hơn.

Nhưng một khả năng nữa là sự quan tâm sâu sắc sẽ đưa chúng ta trở thành những công dân tốt - và sự hợp tác sẽ xuất hiện nếu mọi người đủ thông minh dự đoán ra hậu quả xã hội từ những hành động của họ, trong đó gồm gồm cả hậu quả cho người khác.

Trò chơi "tiến thoái lưỡng nan" của các tù nhân

Một nghiên cứu diễn ra trong phòng thí nghiệm hành vi ở Mỹ và Anh, có 792 người tham dự, đã được tiến hành nhằm kiểm tra ba gợi ý tại sao mọi người lại hợp tác với nhau. Trong đó, các nhà nghiên cứu sử dụng các trò chơi có những quy tắc phần thưởng dành cho hai người chơi tùy thuộc vào quyết định của họ.

Một trong những trò chơi này là "sự tiến thoái lưỡng nan của tù nhân". Cách dễ nhất để mô tả trò chơi là sử dụng trường hợp hai tên tội phạm bị bắt. Họ được thẩm vấn trong các phòng riêng biệt mà không có phương tiện liên lạc với nhau. Mỗi tù nhân được trao cơ hội để: phản bội người kia bằng cách chứng minh người kia phạm tội (hai người không hợp tác với nhau) - hoặc hợp tác với người kia bằng cách giữ im lặng.

Nếu cả hai tù nhân phản bội lẫn nhau, mỗi người sẽ phải chịu tù hai năm - kết quả của việc không hợp tác. Nếu một người phản bội và một người thì im lặng, người phản bội sẽ được trả tự do, người còn lại sẽ ở tù 3 năm - và ngược lại. Nếu cả hai đều im lặng, họ sẽ chỉ bị giam một năm - kết quả của sự hợp tác.

Đây là một ví dụ điển hình của trò chơi, cho thấy tại sao hai cá nhân có thể không hợp tác với nhau, ngay cả khi nó liên quan đến lợi ích cao nhất của họ. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho thấy hành vi hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nói chung, trò chơi miêu tả tình huống phản ánh các đặc tính của những tương tác mà tất cả chúng ta đều trải nghiệm nhiều nhất trong xã hội.

Như thường lệ trong kinh tế học thực nghiệm, chúng ta có những người tham gia chơi trò chơi này với phần thưởng là tiền – chứ không phải bị cầm tù. Các nhà nghiên cứu đã đối sánh hai đối tượng trong cùng một phiên làm việc và cho phép họ chơi trò chơi tương tự liên tục trong một khoảng thời gian vô hạn định. Sau đó, họ lại kết hợp người chơi với một đối tác khác và trò chơi bắt đầu lại. Lần này họ sẽ chơi trong 45 phút. Mỗi người chơi học hỏi bằng cách điều chỉnh các quyết định của họ dựa trên những gì mà họ đã trải qua trong phiên chơi trước.

Người càng thông minh càng có xu thế hợp tác

Sau đó, các nhà khoa học lại tạo ra hai "thành phố", hay các nhóm đối tượng, được sắp xếp theo các đặc điểm về nhận thức và tính cách mà họ đã xem xét hai ngày trước đó bằng cách yêu cầu các học viên điền vào một bảng câu hỏi. Một đặc điểm là thái độ ủng hộ. Một đặc tính khác là việc tuân thủ các quy tắc, với tính cách tận tâm. Và một đặc điểm thứ ba là sự thông minh.

Sau đó các nhà nghiên cứu phân tích tần số các lựa chọn hợp tác mà người chơi thực hiện trong trò chơi tiến thoái lưỡng nan của tù nhân. Từ đó các nhà nghiên cứu tính toán tỷ lệ hợp tác.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thấy rằng một người càng thông minh sẽ càng có thái độ hợp tác hơn trong trò chơi tù nhân. Vì vậy, ngay cả khi những người chơi thông minh không hợp tác, họ cũng có khả năng xử lý thông tin nhanh hơn và học hỏi từ đó. Điều này không xảy ra với hai nhóm kia – nhóm ủng hộ và nhóm tận tâm.

Người thông minh sẽ giúp đỡ người khác

Những người thông minh có thể sử dụng lợi thế về nhận thức của họ và tận dụng lợi thế của người khác. Vì vậy, trong phân tích sâu hơn, các nhà khoa học đã tạo ra các "thành phố kết hợp", nhóm những người có tính cách tương tự với nhau, thông minh như nhau. Và họ quan sát thấy một điều khác lạ.

Như biểu đồ trên cho thấy, các cá nhân thông minh - dòng màu xanh - ở trong các nhóm kết hợp này đã giúp đỡ những người kém thông minh hơn - đường đỏ - và cuối cùng làm tăng tỷ lệ hợp tác của họ trong cuộc thử nghiệm cuối cùng. Điều này thực chất mang lợi ích đến cho tất cả các bên liên quan, và tính trung bình, tất cả mọi người đều có thu nhập tốt hơn. Kết hợp các kết quả này cho thấy việc có một vài người thông minh trong một nhóm hoặc một nơi làm việc có thể sẽ mang lại lợi ích cho những người khác.

Theo trang The Conversation, những nghiên cứu gần đây xem xét giáo dục có thể giúp mọi người phát triển khả năng nhận thức ngay từ thời thơ ấu, nhưng kết quả của nghiên cứu này cho thấy những can thiệp đó không chỉ có lợi cho từng cá nhân, mà có lợi cho cả xã hội.

Hoàng Lan

Chủ đề khác