VnReview
Hà Nội

Vụ xả súng tại trụ sở YouTube: Các chính sách của YouTube bị đem ra mổ xẻ

Người phụ nữ nổ súng tại trụ sở của YouTube trước khi tự tử đã nói rằng ghét trang web này cùng những cáo buộc rằng Youtube đã ẩn video của cô và làm cô mất thu nhập từ quảng cáo.

youtube

Sự việc xảy ra khi Nasim Aghdam bước vào tòa nhà của công ty Youtube và dùng súng bắn bừa vào những người trong đó khiến ba người bị thương, còn chính cô ta tự sát đang gây rúng động dư luận. Nhưng YouTube từ nhiều năm qua đã bị nhiều người dùng của mình giận dữ, và một số thuyết âm mưu đã được phân tích, lý giải cho hành vi tấn công trụ sở YouTube của Aghdam.

Theo báo Anh Independent, ngay cả những người tạo video lớn nhất của Youtube đã từng phàn nàn về các chính sách chặn video, thay đổi những gì mọi người đang đề xuất và giảm lượt xem. Ví dụ PewDiePie, người có kênh có lẽ là nổi tiếng nhất trên Youtube, năm 2016 đã phát hiện các video của anh đang bị ẩn và tuyên bố xóa tài khoản để phản đối điều này.

Vào thời điểm đó, YouTube cho biết họ đã xem xét kênh do PewDiePie điều hành cũng như những người dùng khác, và nhận thấy không có sự sụt giảm đặc biệt nào trong số lượng người đăng ký ngoài những thay đổi thông thường như là một phần hoạt động của trang Youtube như loại bỏ đăng ký rác.

Dẫu vậy YouTube sử dụng một loạt các kỹ thuật khác nhau để quyết định xem video nào sẽ hiển thị và không được hiển thị. Hầu hết chúng đều được quyết định bởi một thuật toán nghiên cứu video và người dùng, để tìm hiểu xem họ muốn xem gì tiếp theo, nhưng thuật toán đó được YouTube cũng như các nền tảng lớn khác kiểm soát và do đó đây vẫn còn là điều bí ẩn đối với người sử dụng.

YouTube cũng có thể phạt thủ công các kênh cụ thể bằng cách "demonetising" – khiến video không thể kiếm tiền bằng cách rút quảng cáo khỏi các video này. Gia đình của Aghdam đã cho rằng các video của cô - một số trong đó chứa nội dung bạo lực và kinh dị, chẳng hạn như lạm dụng động vật - có thể đã bị YouTube chặn quảng cáo và kết quả là khiến cô ấy tức giận.

Một ví dụ khác là người sử dụng YouTube gây tranh cãi có tên Logan Paul, đã bị YouTube chặn kiếm tiền một loạt các video bao gồm nội dung anh ta quay một cơ thể chết và buộc cổ một con chuột. Giám đốc điều hành YouTube, Susan Wojcicki, cho biết quyết định loại bỏ quảng cáo trên trang của anh ta "thực sự là một tuyên bố khá mạnh mẽ" khi nói về hình phạt này.

Tuy nhiên, những ví dụ tương tự cho thấy YouTube hiếm khi nào loại bỏ các kênh hoặc video khỏi trang web. Sau cuộc tranh luận về Logan Paul, nhiều người dùng YouTube cho rằng trang web cần phải làm nhiều hơn để ngăn những video gây tranh cãi đang được tải lên.

Cộng đồng YouTube rõ ràng đang tham gia vào những thay đổi đó và nhiều người sáng tạo kênh đã đăng các video để cố gắng đưa ra các giải pháp tốt hơn cho nền tảng chia sẻ video lớn nhất này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phàn nàn rằng lượt xem video của họ bị giảm mà không có lời giải thích rõ ràng từ YouTube.

Sau khi xả súng tại trụ sở của YouTube, gia đình Aghdam đã nói với báo chí rằng cô ấy tức giận với YouTube, và cảnh sát nói rằng cô đã có một cuộc tranh luận kéo dài với công ty. Cô đã nói "ghét" Youtube, và cha cô nói hôm thứ Hai ông đã gọi cảnh sát để báo với họ rằng cô đã mất tích và rất có khả năng cô lại đến trụ sở YouTube.

Aghdam đã sử dụng trang web có tên Nasime Sabz để bày tỏ sự thất vọng của cô với các chính sách của YouTube. Một ảnh chụp màn hình của một video được đăng trên kênh YouTube của Aghnam trước khi nó được đưa xuống vào thứ Ba, cho thấy cô phàn nàn rằng "YouTube đã lọc các kênh của tôi khiến chúng không được xem!"

Ngoài việc sản xuất các video để đưa lên nền tảng YouTube, Aghdam là một nhà hoạt động ăn chay, đã điều hành một trang web của riêng mình, nơi cô đăng tải về văn hoá Ba Tư và chế độ thuần chay.

Duy Trí

Chủ đề khác