VnReview
Hà Nội

Đây là nguồn gốc thú vị của 10 thuật ngữ công nghệ chúng ta đang dùng hàng ngày

Điều thú vị của ngôn ngữ là các từ và cụm từ được sử dụng hàng ngày, nhưng không ai biết chính xác chúng bắt nguồn từ đâu. Khi các thiết bị công nghệ có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng của chúng ta thì các thuật ngữ gắn liền với sự sáng tạo công nghệ cũng xuất hiện.

Nhưng, ai đã phát minh ra những thuật ngữ công nghệ đó? Nguồn gốc của chúng là gì?

Bug

Nếu bạn đề cập đến một trục trặc kỹ thuật, như bug, bạn có thể cảm ơn các nhà tiên phong, bao gồm Thomas Edison và Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Grace Hopper. Edison đã sử dụng thuật ngữ này trong một số thư tín nói về sự phát triển của điện thoại vào năm 1878, và Hopper, một trong những nhà phát minh máy tính điện tử vào những năm 1940, được cho là đã đặt ra thuật ngữ này khi bà khám phá ra một con sâu bướm thực sự bị mắc kẹt bên trong một trong những nguyên mẫu sản phẩm của bà.

Crowdsourcing

Nếu bạn đã dùng một trang web như Yelp hoặc TripAdvisor để lựa chọn nhà hàng hoặc chỗ ở, bạn đã tận dụng công nghệ crowdsourcing. Nhưng thuật ngữ này chỉ được phát minh ra vào năm 2006, trong một bài báo trên Wired của một nhà văn và nhà biên tập tên là Jeff Howe.

Mouse;

Một kỹ sư ở Stanford tên là Doug Engelbart đã phát minh ra nguyên mẫu chuột máy tính vào năm 1961. Nhưng tại sao nó lại được gọi là chuột là một điều bí ẩn. Theo Bảo tàng Lịch sử Máy tính, Engelbart không thể nhớ ai là người chịu trách nhiệm cho việc gọi tên đó là con chuột. Cái tên được sử dụng như một chữ viết tắt để mô tả thiết bị, lúc đó có còn gắn liền với cái dây dài khiến thiết bị trông giống như một loài gậm nhấm có đuôi.

Open Source

Phần mềm mã nguồn mở, đi kèm với các mã (code) mà bất cứ ai cũng có thể truy cập và cải thiện hoặc thay đổi, không phải luôn luôn được gọi là "open source". Năm 1988, nhà khoa học Christine Peterson mới đưa ra thuật ngữ này tại Viện Foresight, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận dành cho công nghệ nano và tiến bộ trong AI. Ngày nay, các công ty như Amazon, Google và Microsoft đều sử dụng mã nguồn mở và đó là một phần mô hình kinh doanh của các công ty.

Spam

Mặc dù rất khó xác định ai là người đã quyết định gọi các bức email rác là "thư rác" (spam), song nhà kinh doanh internet và tác giả Brad Templeton nói rằng phần phác thảo bữa ăn thịt nguội trong bộ phim hài Monty Python nổi tiếng, trong đó món thịt bữa trưa đã được lặp đi lặp lại không ngừng bằng từ "spam", và spam được những người dùng phòng chat hồi đầu sử dụng vào cuối những năm 1980 để mô tả quá trình dữ liệu gây áp đảo cho máy tính.

Blog

Năm 1997, một nhà văn tên là Jorn Barger đã tạo ra một trang web, trong đó ông chia sẻ các liên kết với độc giả. Trang web có tên gọi là Robot Wisdom WebLog, với tên viết ngắn WebLog. Năm 1999, một lập trình viên tên là Peter Merholz đã rút ngắn cụm từ hơn nữa, và thành blog. Blog bắt đầu thu hút sự chú ý của người sử dụng các nền tảng như LiveJournal và Wordpress.

Big Data

Mặc dù nguồn gốc của thuật ngữ big data (dữ liệu lớn) – dùng để mô tả một bộ sưu tập của các dữ liệu phân tích mà các công ty dùng để dự đoán hành vi khách hàng – có vẻ mù mờ. Song theo phóng viên Steve Lohr của tờ New York Times, người chịu trách nhiệm sự phổ cập thuật ngữ big data là một người đàn ông có tên John Mashey, một nhà khoa học máy tính, người đã từng làm phó chủ tịch và là nhà khoa học chính của công ty Silicon Graphics vào đầu những năm 90 và 2000.

Meme

Trong khi chúng ta chia sẻ các meme mỗi ngày, từ này thực sự không bắt đầu từ môi trường trực tuyến, mà trong một lĩnh vực khoa học khác. Meme được Richard Dawkins đặt ra, đó là nhà sinh vật học tiến hóa nổi tiếng của Anh, giáo sư tại Đại học Oxford. Ông đã giới thiệu từ này trong cuốn sách The Selfish Gene năm 1976, và sử dụng nó để mô tả xu hướng và thực tiễn xã hội đã bắt đầu và trở nên phổ biến như thế nào.

Internet of Things

Cụm từ này được sử dụng để mô tả một hệ thống các vật dụng hàng ngày trang bị các khả năng kết nối Wi-Fi. Chẳng hạn, trong việc thiết lập một ngôi nhà thông minh, một chiếc tủ lạnh sẽ biết khi nào nên đặt hàng các loại thực phẩm mới. Kevin Ashton, một nhà văn và nhà khoa học người Anh, là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cảm biến, đã đưa ra thuật ngữ này vào năm 1999 khi ông làm việc tại Proctor & Gamble để giúp cải thiện các hệ thống truyền thông chuỗi cung ứng. Ông cũng là người sáng lập phòng thí nghiệm Auto-ID tại MIT.

Unicorn

Nếu bạn tự hỏi tại sao các startup công nghệ thành công - những startup có giá trị hơn 1 tỉ USD – lại được gọi là kỳ lân (Unicorn), bạn có thể cảm ơn Aileen Lee, một nhà đầu tư mạo hiểm và là người sáng lập ra công ty Cowboy Ventures. Tại sao lại là con kỳ lân? Bởi vì sự hiếm có đến mức thần thoại của một startup đã đạt đến mốc quan trọng. Đó là một sự phát triển ngoạn mục, và không phải cái gì bạn nhìn thấy mỗi ngày đều đạt được sự thần kỳ như thế.

Hoàng Lan

Theo Entrepreneur

Chủ đề khác