VnReview
Hà Nội

Bảo tồn số hoá di tích Huế bằng các mô hình 3D

Lăng Tự Đức và Cung An Định trong Tổ hợp di tích Huế ở Việt Nam – Di sản Thế giới được UNESCO công nhận sẽ được số hoá để bảo tồn. Tất cả các dữ liệu và hình ảnh được chụp từ hiện trường sẽ được chuyển đổi thành các mô hình 3D và sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) để phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn, du lịch và giáo dục.

Dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt và bắt đầu vào đầu tháng 6 với sự hợp tác của Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế (HMCC). Hãng Seagate Technology hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận quốc tế CyArk để bảo tồn kỹ thuật số.

mô hình 3D di tích Huế

CyArk sẽ tạo ra các mô hình 3D và các bản vẽ kiến trúc để hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn di tích Huế trong công tác bảo tồn và quản lý di sản.

Di tích Huế được CyArk lựa chọn như một phần trong chương trình bảo tồn kỹ thuật số quốc tế của họ thông qua các cuộc khảo sát trên không được tiến hành với máy bay không người lái drone, quét laze mặt đất (được gọi là LiDAR) và quang trắc. CyArk sẽ tạo ra các mô hình 3D và các bản vẽ kiến trúc để hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn di tích Huế trong công tác bảo tồn và quản lý di sản.

Hãng giải pháp lưu trữ dữ liệu Seagate sẽ hỗ trợ CyArk ở cả hiện trường và tại văn phòng với các giải pháp lưu trữ dữ liệu như Ổ cứng USB-C LaCie Rugged Thunderbolt, 2big Dock Thunderbolt 3, SSD Nytro, BarraCuda Pro 10TB của Seagate và các ổ đĩa có dung lượng và hiệu năng cao khác. Các thiết bị này đảm bảo rằng các tệp dữ liệu chụp 3D khổng lồ từ hiện trường được sao lưu an toàn, tập trung và sẵn sàng cho xử lý để tạo ra các bản đồ và bản vẽ kiến trúc chi tiết hỗ trợ quá trình bảo tồn các di sản. Các dữ liệu này cũng được sử dụng để tạo ra những trải nghiệm thực tế ảo tương tác thú vị cho người Việt Nam, khách du lịch và các học giả trong khi giúp bảo tồn thiết kế và kiến trúc của các cấu trúc và công trình cổ xưa của Huế đang phải đối mặt với sự tàn phá của thời gian.

Chuyên gia Christopher Dang của CyArk đang dùng máy bay không người lái drone chụp ảnh di tích cố đô Huế để chuyển thành dữ liệu kỹ thuật số.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Huế cho biết: "Sản phẩm cuối cùng của dự án; của CyArk, bao gồm tất cả các bức ảnh được chụp bằng máy bay drone, LiDAR, v.v... và đoạn phim giới thiệu về Lăng Tự Đức và Cung An Định sẽ được lưu trữ và xử lý cho các công việc về kiến trúc, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi các di tích này.

Dự án này nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của Huế như một di sản thế giới của UNESCO cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới. Hơn nữa, nó thể hiện khả năng của công nghệ trong việc làm giàu kiến thức của người dân địa phương về lịch sử, văn hóa và kiến trúc của Việt Nam cũng như khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ tiếp theo.

Tổ hợp Di tích Huế nằm trong và xung quanh thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế ở trung tâm địa lý của Việt Nam. Được thành lập như là thủ đô của Việt Nam vào năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến năm 1945. Tổ hợp Di tích Huế đã chịu ảnh hưởng của chiến tranh, sự phát triển của cuộc sống hiện đại và việc mở rộng khu vực định cư của con người. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và thiên tai như lũ lụt cũng là những khó khăn cho với việc quản lý di sản lâu dài. Ngày nay, Tổ hợp Di tích Huế thuộc sự quản lý của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được bảo vệ bởi Luật Di sản Quốc gia, cũng như một số quy định và quyết định cấp tỉnh khác.

 

Kể từ năm 2003, CyArk đã tích lũy các lưu trữ kỹ thuật số công nghệ cao của hơn 200 di sản tại 40 quốc gia, bao gồm Wat Phra Si San Phet ở Thái Lan, Angkor Wat ở Campuchia, Bagan ở Myanmar và Nhà hát Opera Sydney ở Úc.

Chủ đề khác