VnReview
Hà Nội

K-pop và văn hóa Hàn Quốc quá phổ biến, nước thuộc châu Phi cũng biết nói tiếng Hàn

Ở thời điểm hiện tại, Hàn Quốc gần như là thánh địa của ngành giải trí. Ai cũng biết âm nhạc và phim ảnh Mỹ thu về rất nhiều lợi nhuận trên toàn thế giới, nhưng rất có thể họ sẽ bị Hàn Quốc vượt mặt.

Đó là bởi K-pop và các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đang mang đến cho khán giả thế giới những giai điệu và cốt truyện mới mẻ, điển hình là việc nhóm nhạc nam nổi tiếng của Hàn Quốc, BTS được đề cử top 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới vào đầu năm 2018 do tạp chí Time bầu chọn.

Thực tế, việc đưa văn hóa Hàn Quốc ra thế giới đang ngày càng phổ biến đến mức họ đang tạo ra một làn sóng học tiếng Hàn đến những nơi mà ít ai có thể nghĩ đến nhất. Hallyu hay còn gọi là "Làn sóng Hàn Quốc", một cụm từ dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21, đã bắt đầu vỗ vào vào đất nước An-giê-ri. Ở An-giê-ri, nơi mà ngôn ngữ Berber được xem là tiếng mẹ đẻ, thì giờ đây, các fan K-pop ở đất nước này bắt đầu chèn một vài từ tiếng Hàn vào trong giao tiếp hằng ngày.

Theo Quartz, vào năm ngoái, một nghiên cứu đã khảo sát các thành viên của một nhóm Facebook có tên là K-pop Algeria, sở hữu 20,000 thành viên. Bản khảo sát đã được công bố trên tạp chí Sino – US English Teaching vào tháng 10 năm 2017, trong đó nhóm khảo sát đã hỏi những người hâm mộ về quan điểm của họ đối với ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Trong tổng số những người tham gia khảo sát, có đến 95% cho biết họ thích ngành giải trí của Hàn Quốc hơn các quốc gia khác; 97% cho biết họ muốn học tiếng Hàn; và 93% cho biết họ dùng một số từ ngữ tiếng Hàn và cách diễn cảm của người Hàn vào giao tiếp hằng ngày.

Những người này đã chứng thực việc họ sử dụng hàng chục thuật ngữ của Hàn Quốc trong giao tiếp hằng ngày – nhưng thường là với những người sở thích, để dễ dàng nắm bắt nội dung trò chuyện, nhưng đôi khi cũng vô thức sử dụng chúng với những người khác. Dưới đây là danh sách những từ mà các fan K-pop ở An-giê-ri thường sử dụng, được thu thập bởi tác giả của nghiên cứu:

-; Aegyo: Những cử chỉ dễ thương với kiểu trẻ nói chuyện vô tội

-  Ahjumma: Cách gọi không trang trọng một người phụ nữ ở tuổi mẹ

-  Ahjusshi: Cách gọi không trang trọng người đàn ông ở tuổi cha

-  Aigoo: Một lời nói để thể hiện sự khó chịu hoặc thất vọng

-  Aiish: Một lời nói vô nghĩa để thể hiện sự thất vọng hay phản ứng xấu với một cái gì đó

-  Ajaaja: Khi một người muốn cổ vũ bản thân hoặc người khác, họ nói "ajaaja!"

-  Appa: Có nghĩa là cha

-  Andwae: Cách không trang trọng để nói "nó sẽ không xảy ra!" hoặc "không thể nào!"

-  Ani / Anyo: Cách không trang trọng để nói "không" hoặc "không hề" (đáp lại lời cảm ơn)

-  Annyeong: Cách nói không trang trọng "xin chào"

-  Babo: Có nghĩa là "ngu ngốc" hoặc "ngốc nghếch"

-  Bogoshipeo: Cách nói không trang trọng "tôi nhớ bạn" (không có chủ đề)

-  Cheongmal: "thật à"

-  Chingu: Có nghĩa là "bạn"

-  Daebak: Một từ thể hiện ấn tượng với ai đó / một cái gì đó hoặc phản ứng với một chiến thắng vĩ đại

-  Dang-yeonhaji: "tất nhiên" 

-  Dongseang: Em trai / em gái

-  Eodi: Cách nói không trang trọng "ở đâu"

-  Eonni: Một cô gái gọi chị gái / bạn của cô ấy là "eonni"

-  Hajima: "Đừng"

-  Hal-abeoji: Nghĩa là ông nội

-  Hul: Một lời nói thể hiện sự không hài lòng hoặc lúng túng

-  Hwaiting: Hàn Quốc tương đương với "cố lên" được cho là để cổ vũ cho chính mình hoặc cho người khác (thường ở sau "ajaaja!")

-  Jebal: Có nghĩa là "làm ơn"

-  Jaljayo: Có nghĩa là "ngủ ngon"

-  Jalgayo: Có nghĩa là "đi đường cẩn thận", báo hiệu "tạm biệt"

-  Jogeum: Một ít của một thứ gì đó

-  Jigeum: Có nghĩa là "bây giờ"

-  Komawo: Nói không trang trọng "cảm ơn" (không có chủ đề)

-  Kaja: Nói không trang trọng "đi nào"

-  Krae: Có nghĩa là "đúng" hoặc "vâng"

-  Kul: Có nghĩa là "mật ong" và được sử dụng để thể hiện sự đồng tình về một thỏa thuận hoặc đề xuất

-  Magnae: Thành viên trẻ nhất trong gia đình hoặc trong một nhóm

-  Miahnae: Nói không trang trọng "xin lỗi"

-  Molla: Nói không trang trọng "Tôi không biết"

-  Michyeosseo: Có nghĩa là "bạn điên à?" (Không có chủ đề)

-  Nae: Có nghĩa là "có"

-  Nan: Có nghĩa là "tôi"

-  Omma: Có nghĩa là mẹ

-  Omo: Tiếng Hàn tương đương với OMG (Ôi Chúa ơi)

-  Oppa: Nếu một cô gái gọi cậu bé là "oppa", anh ấy là anh trai của cô ấy hoặc bạn trai của cô ấy hoặc bạn thân của cô ấy.

-  Ppalli: Có nghĩa là "nhanh" hoặc "nhanh lên!"

-  Saeng-ilchugha: "Sinh nhật vui vẻ" một cách không trang trọng

-  Saranghae: Có nghĩa là "anh yêu em" (không có chủ đề)

-  Sasaeng: Khi một fan được gọi là "sasaeng", điều đó có nghĩa là họ rất nguy hiểm do họ xâm chiếm quyền riêng tư của các ngôi sao. Họ ám ảnh đến nỗi có thể bắt cóc thần tượng của mình.

-  Satoori: Phương ngữ nông thôn được nói ở vùng nông thôn Hàn Quốc

-  Shirheo: Trong tiếng Hàn, âm thanh "s" và "sh" được ký hiệu bằng cùng một chữ cái (ᄉ). "Tôi không muốn" hoặc "tôi không thích điều này" của tiếng Anh bằng từ "shireo" trong tiếng Hàn.

-  Tsundere: Một người có trái tim ấm áp nhưng thường tỏ vẻ lạnh lùng

-  Wae: Nói không trang trọng của "tại sao?"

-  Yagsok: Có nghĩa là "lời hứa"

-  Yeppuda: Có nghĩa là "đẹp"

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người dân An-giê-ri đều sử dụng những từ này. Cuộc khảo sát chỉ thực hiện trên những người biết và yêu thích văn hóa Hàn Quốc. Nhưng nếu đều này tiếp tục gia tăng ở An-giê-ri – một quốc gia có tỉ lệ người được tiếp cận với internet thấp và chưa bao giờ là "hảo hữu" của Hàn Quốc – thì bạn có thể chắc chắn rằng, Hallyu đang lan rộng khắp hành tinh, hay có thể nói vui rằng, Trái đất có 71% được bao bọc bởi nước, 29% phần trăm còn lại là Hallyu.

Có chăng đây chính là lý do mà Fake Love và Power được phát ở FIFA World Cup 2018? Bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận nhé.

Trần Vũ Đức

Chủ đề khác