VnReview
Hà Nội

Siêu sao League of Legends Trung Quốc: Từ đứa trẻ nghiện game đến người mang vinh quang cho dân tộc

Trang Weibo của tuyển thủ này đã đạt mốc 3 triệu người theo dõi, vượt qua cả những đồng nghiệp đạt huy chương vàng khác, bao gồm cả Su Bingtian – người đang nắm giữ kỷ lục chạy 100m.

Vừa qua, đội tuyển Liên minh huyền thoại (LMHT) Trung Quốc đã đánh bại các đại diện đến từ Hàn Quốc tại ASIAD 18, góp thêm một huy chương vàng vào tổng thành tích 2 huy chương vàng và 1 huy chương bạc cho các bộ môn thể thao điện tử nước này. Người có vai trò quan trọng nhất trong thành tích mang tính lịch sử này (đây là lần đầu tiên Esports được đưa vào một kỳ ASIAD) là Jian Zihao, đứa trẻ nghiện game từng suốt ngày bị bố mẹ la mắng ngày nào.

Được biết đến nhiều hơn với nick-name Uzi, Jian là một trong những game thủ LMHT xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, thi đấu cho đội Esports hàng đầu Trung Quốc Royal Never Give Up.

Giới thiệu một chút về tựa game LMHT: Đây là một tựa game online nơi mục tiêu duy nhất của người chơi là phá hủy các trụ bảo vệ và tiêu diệt "nhà chính" của đối phương. Hiện tại, LMHT đang là một trong những tựa game được theo dõi nhiều nhất trên thế giới.

Sau khi dẫn dắt các đồng đội tiến tới chiến thắng, Jian đã chia sẻ một tấm ảnh chụp cậu với tấm huynh chương của mình trên trang Weibo. Bức ảnh của cậu đã nhận được 260 nghìn lượt like chỉ trong chưa đầy 24 giờ, và cậu được nhiều người ca tụng là "Niềm tự hào của Trung Quốc". Vượt mốc 3 triệu, hiện tại, số lượt theo dõi trang Weibo của cậu đã vượt qua nhiều tuyển thủ đạt huy chương vàng khác, bao gồm cả người đang nắm giữ kỉ lục môn chạy 100m, Su Bingtian.

Song để có được kết quả như ngày hôm nay, Jian đã phải trải qua cả một hành trình dài, giống như quãng đường phát triển đầy biến cố của chính Esports tại Trung Quốc vậy. Trong cuộc phỏng với với đài CCTV, Jian kể lại rằng hồi nhỏ cậu hay trốn học chơi game tới mức bố mẹ cậu phải đi khắp các quán game để lôi cậu về. Cậu tâm sự: "Bố mẹ tôi có những suy nghĩ xấu về việc chơi game. Cứ mỗi lẫn bắt được tôi ở quán game là họ sẽ lại mắng chửi tôi thậm tệ".

Chỉ tính riêng trong năm 2017, doanh thu của Esports đã đạt mốc 90 tỷ nhân dân tệ (khoảng 13 tỷ USD), đạt mức tăng lên tới 70% so với năm trước nhờ vào sự bùng nổ của xu hướng live stream. Vào năm 2003, thể thao điện tử đã được chính thức công nhận là một môn thể thao tại nước này, đồng thời được phép hoạt động dưới sự quản lí của cơ quan có thẩm quyền. Năm trước, chính quyền thành phố Thượng Hải đã công bố hàng loạt các biện pháp để thúc đẩy ngành văn hóa địa phương, trong đó có nhắc tới mục tiêu biến nơi đây trở thành "Thủ phủ của nền Thể thao điện tử".

Không những vậy, sự kiện Asian Game 2022 diễn ra tại Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc sẽ là nơi mà Esports được thêm vào như một sự kiện chính thức của Asian Game.

Không dừng lại ở đó, các ông lớn làng công nghệ nước này cũng đang đặt "niềm tin" vào đấu trường game chuyên nghiệp thông qua các hình thức bao gồm tự đầu tư một đội hình thi đấu chuyên nghiệp và đứng ra tổ chức các giải đấu.

Nhưng về phía chính phủ Trung Quốc, họ vẫn đang giữ những lập trường đầy hoài nghi về trò chơi điện tử, thứ đã từng được nhiều kênh báo chí nhà nước hàng đầu "ưu ái" gọi đặt cho những cái tên như "heroin điện tử", "thuốc độc". Tên gọi này được đặt ra do các mối quan ngại về chứng nghiện game ở trẻ em và việc truyền bá các nội dung không phù hợp. Việc phát hành trò chơi điện tử tại quốc gia này vẫn nhận được sự quản lí từ phía các cơ quan chức năng thông qua hình thức kiểm duyệt và sàng lọc trước, nhưng trong giai đoạn thay đổi cả về nhân lực lẫn bộ luật thì quá trình này có thể bị đóng băng tới hàng tháng trời.

Và dù có toàn quyền phát sóng các nội dung của kì Asian Game vừa qua nhưng đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc không hề phát sóng bất kì trận đấu Thể thao điện tử nào, điều này khiến nhiều người hâm mộ phải tìm tới các nền tảng trực tiếp nước ngoài như Twitch để có thể chứng kiến khoảnh khắc Jian và các đồng đội chiến thắng.

Một bài bình luận đăng tải trên trang phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc – People's Daily, đã gửi lời cảm ơn tới các đội tuyển thi đấu Esports vì những thành tích tại kì Asian Game vừa rồi, nhưng bài bình luận cũng nhấn mạnh rằng sẽ còn một chặng đường dài nữa để Esports trở thành một sự kiện thể thao chính chức, đây chính là một quá trình "đòi hỏi sự chuẩn hóa về mặt quản lí và thời gian".

Trung Nguyễn

Chủ đề khác