VnReview
Hà Nội

Ngành dịch vụ mới ở Nhật Bản: Dọn dẹp và tiêu thụ đồ đạc của người già neo đơn sau khi họ qua đời

Khi dân số của đất nước tiếp tục già đi và suy giảm, nhu cầu cho dịch vụ dọn dẹp và xử lý tài sản của người đã chết gia tăng và mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều người ở Nhật Bản.

Kodokushi hay "cái chết cô đơn" đề cập đến hiện tượng người Nhật với dân số già đang chọn cách ra đi trong âm thầm lặng lẽ mà không ai hay biết. Vì vậy, dịch vụ dọn dẹp nhà sau khi một người qua đời đang trở thành một ngành công nghiệp cực kì phát triển tại đất nước mặt trời mọc.

Jeongja Han là giám đốc của Tail Project, một công ty đã hoạt động được 6 năm có trụ sở gần Tokyo, chuyên dọn dẹp và xử lý tài sản được tích lũy bởi người đã qua đời, đây là một dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu của nhiều người khi dân số Nhật Bản dần thu hẹp lại.

Đối với Jeongja Han, công việc ngày nay tương đối đơn giản. Cô và một nhóm gồm 3 nhân viên bắt đầu từ lúc 9h sáng, dọn đồ lên chiếc xe tải cho đến tầm 1h chiều mới rời đi.; Sau đó, Jeongja Han dự định sẽ đưa chúng đến một công ty kinh doanh mua đồ dùng đã qua sử dụng, những món đồ sẽ tiếp tục được đóng vào container và vận chuyển nước ngoài, xuất khẩu đến Philippines.

Jeongja Han - giám đốc của Tail Project, công ty chuyên dọn dẹp và xử lý những tài sản mà người quá cố để lại

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là công việc đơn giản và có phần hơi đáng sợ, tuy nhiên thu nhập nó mang lại khá lớn trong tình hình xã hội Nhật Bản hiện nay. Theo Hiệp hội của những người chuyên nghiệp, họ có đến 8.000 công ty thành viên và có doanh thu lên đến 4,5 tỷ USD một năm.

Hầu hết những đồ đạc của người đã chết đều được dọn dẹp và đóng gói sạch sẽ không sót lại một thứ gì, trừ khi người nhà của họ yêu cầu giữ lại. Từ một căn phòng đầy ắp đồ đạc, sau khi những công ty như của Han xong xuôi công việc, nó sẽ trở nên trống rỗng và dấu vết của một người từng sống rồi chết đi trong sự cô đơn nơi đây cũng sẽ bị xoá nhoà.

Các xe tải chất đầy đồ đạc của người đã chết sẽ được mang đi bán cho các công ty thu mua đồ cũ và xuất khẩu ra nước ngoài

Khi công ty dọn dẹp của Han vào một ngôi nhà, đôi khi họ sẽ bắt gặp cả những xác chết đã bắt đầu phân huỷ, thối rữa. Họ đã bắt đầu phải quen với việc đó, bởi đôi khi "khách hàng" mà họ cần dọn dẹp sống đơn độc một mình, hoàn toàn không có người thân hay bè bạn. Cô cũng cho biết mình không có nghĩa vụ phải dọn cái xác, nhưng đã được đào tạo để dọn sạch những gì nó để lại như: tóc dính trên chiếu của người quá cố, vết ố màu do xác phân huỷ trên ga giường, hay là đống đồ đạc hỗn độn mà cái xác đã được tìm thấy trong đó.

Một căn nhà của người đã chết trước và sau khi dọn dẹp xong

Từ năm 2007 đến năm 2016, hơn 100.000 công ty Nhật Bản đã được cấp giấy phép kinh doanh hàng hóa đã qua sử dụng. Người ta trả cho Han và các công ty dọn dẹp khác từ 2.200 USD đến 3.200 USD một ngày cho công việc này, nhưng chi phí có thể lên đến hàng chục nghìn tùy thuộc vào quy mô nhiệm vụ và thời gian cần thiết.

Nhật Bản tính phí cao cho việc xử lý rác thải, điều này đã góp phần thúc đẩy thị trường buôn bán hàng hóa cũ phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2016, ngành công nghiệp đồ cũ của Nhật Bản kiếm được 16 USD, tăng 7,4% so với năm 2015 và 30% so với năm 2012 và chiếm khoảng 4,1% của thị trường bán lẻ tổng thể tại xứ sở hoa anh đào. Quần áo đã qua sử dụng chiếm 10,5% thị trường may mặc bán lẻ trong năm 2016, trong khi các mặt hàng cao cấp cũ của các thương hiệu lớn như túi xách Louis Vuitton và đồng hồ Rolex chiếm khoảng 13,5% tổng doanh số bán lẻ.

Danh tiếng của về chất lượng của hàng hoá do Nhật Bản sản xuất từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường, và danh tiếng đó cũng không ngoại trừ cả những món đồ cũ do người nước này sử dụng. "Ngay cả khi một cái gì đó được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng nếu nó được sử dụng ở Nhật Bản, mọi người ở nơi khác sẽ vẫn cho rằng nó là thứ đồ tốt," Rina Hamada - BTV của Tạp chí Kinh doanh Tái sử dụng nói. Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà sự gần gũi về địa lý và văn hóa khiến cho họ rất yêu thích và thường tìm kiếm các sản phẩm của Nhật Bản, nhưng thu nhập bình quân đầu người nơi đây thấp khiến họ khó lòng mua được những thứ đồ mới. Vì vậy, các loại hàng hoá cũ này bắt đầu được ưa chuộng hơi. Han cho biết, thị trường lớn nhất có thể là Philippines, trước đây là cả Thái Lan nhưng từ khi đất nước họ phát triển với thu nhập cao hơn, người dân đã không còn mua nhiều đồ cũ nữa, thay vào đó là Campuchia.

Những kho hàng đồ cũ xuất khẩu ra nước ngoài

Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp đồ cũ của Nhật Bản cũng gặp nhiều thách thức hơn bởi thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển đang tăng. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất. Về lâu dài, cả hai xu hướng này sẽ khiến cho số hàng hoá mà những công ty như của Han bị buộc phải đổ vào lò đốt rác công nghệ cao của Nhật Bản tăng nhiều hơn nữa. Nhưng khi dân số của đất nước này tiếp tục già đi và suy giảm, khối lượng công việc của cô vẫn tăng lên và nghề dọn dẹp vẫn mang lại thu nhập đáng kể. Han nói rằng cô không muốn thừa nhận rằng mình đã quen với việc dọn dẹp nhà cho người đã chết, nhưng nó thực sự đã trở thành một công việc quan trọng trong cuộc đời cô.

Theo Genk

Chủ đề khác