VnReview
Hà Nội

Mỹ tung đòn đánh chí mạng vào trái tim tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Mỹ vừa tung ra một đòn đánh chí mạng vào tham vọng công nghệ của Trung Quốc bằng việc áp đặt lệnh cấm nhắm vào một công ty sản xuất chip.

Mỹ tiếp tục tung đòn đánh vào trái tim tham vọng của Trung Quốc

Tâm điểm căng thẳng giữa hai cường quốc về thương mại và công nghệ đang dần xoay quanh việc Mỹ lấy lí do về những đe dọa an ninh quốc gia để đưa ra những quy định bất lợi nhằm vào một công ty sản xuất chip quốc nội của Trung Quốc. Sự thiếu vắng về số lượng những công ty sản xuất chip bán dẫn thành công tại Trung Quốc đang tạo ra nhiều bất lợi cho tham vọng trở thành một cường quốc công nghệ toàn cầu của quốc gia này.

Thứ Hai vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố quyết định giới hạn việc các công ty Mỹ bán những phầm mềm và công nghệ quan trọng cho công ty Fujian Jinhua Integrated Circuit với lí do là "việc này tạo ra những nguy cơ tiềm tàng về các hoạt động đi trái lại với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kì".

Quyết định nhằm vào công ty sản xuất chip này có thể là đòn knock-out bởi Fujian Jinhua Integrated Curcuit (JFIC) có hoạt động phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài. Chúng ta cũng đã có một ví dụ trước đó chính là trường hợp của công ty sản xuất trang thiết bị liên lạc viễn thông ZTE, động thái đó của Mỹ đã khiến cho các nhà máy của công ty này phải ngừng hoạt động nhiều tháng trời.

Song chính phủ Mỹ lại không đưa ra thông tin chi tiết về những hiểm họa tiềm tàng mà họ đang lo ngại. Trước đó, đã có cáo buộc cho rằng công ty FJIC, thuộc quyền sở hữu của chính quyền tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), đã thực hiện hành vi ăn cắp các bí mật thương mại của công ty sản xuất chip Micron Technology (MU).

Sau đó, công ty này đã nộp đơn khiếu nại về cái buộc này tại quê nhà Trung Quốc. Họ cũng không hề phản hồi đề nghị bình luận về sự việc này của hãng tin CNN.

Chính quyền của ông Trump cho rằng những nỗ lực nhằm thâu tóm công nghệ của Mỹ chính là "mối đe dọa đến sự sinh tồn" đối với tương lai của nền kinh tế quốc gia này. Mỹ còn lấy đây là một trong những lí do chính để chiến tranh thương mại với Trung Quốc thông qua hình thức áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và tiếp tục đe dọa trừ khi Trung Quốc thay đổi những chính sách công nghiệp của mình.

Song, dưới một góc nhìn khác, Chính phủ Trung Quốc lại coi việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Cũng có nhiều khiếu nại từ các công ty về việc Trung Quốc đã sử dụng mánh khóe để có thể ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ thông qua các hình thức không hợp lệ, tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phủ nhận mọi cáo buộc.

Sự rối loạn về chiến thanh thương mại

Giống như trường hợp của ZTE, động thái nhằm vào công ty FJIC của phía Mỹ dường như là để kéo căng sợi dây giữa Washington và Bắc Kinh.

Trước động thái này vào hôm qua, 30/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản hồi: "Trung Quốc phản đối hành vi lạm dụng các khái niệm về an ninh quốc gia và các biện phát kiếm soát xuất khẩu, cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương của Hoa Kì, và sự can thiệp của Chính phủ nước này vào các hợp tác thương mại thông thường giữa các công ty".

Phía bên Trung Quốc còn kêu gọi Chính phủ Mỹ "phải dừng lại các biện pháp sai trái" và "bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty".

Các nhà phân tích nhận định rằng sẽ ít có khả năng những căng thẳng hai bên sẽ sớm được hòa hoãn. Trong năm nay, nhiều cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên cũng đều không mang lại nhiều kết quả lạc quan. Trang báo Bloomberg còn cảnh báo rằng Chính phủ Mỹ sẽ còn tiếp tục nâng mức thuế nhắm vào phía Trung Quốc nếu cuộc họp mặt diễn ra vào tháng tới giữa Tổng bí thư Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump không có nhiều tiến triển tốt. Trước tình hình này, chứng khoán Mỹ đã tụt dốc, đồng Nhân dân tệ theo đó cũng rơi xuống mức thấp nhất trong một thập kỉ qua.

Trong cuộc nói chuyện với trang tin Fox News, Donald Trump đã cho biết rằng ông không tin rằng sẽ có những tiến triển lớn trong cuộc gặp mặt lần này: "Về phía tôi, tôi đã sẵn sàng để cam kết một thỏa thuận. Song dường như Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng về việc này".

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài

Tập Cận Bình đang đặt ra nhiều ưu tiên cho việc xây dựng ngành công nghiệp chip bán dẫn của; Trung Quốc, ông này còn so sánh con chip máy tính với trái tim con người.

Trong một chuyến thị sát tới một nhà máy sản xuất chip bán dẫn, ông khẳng định rằng: "Không quan trọng chuyện người đó lớn hay nhỏ thế nào, nhưng để có được sức mạnh, người đó phải có tiếng nói và trái tim đủ mạnh mẽ".

Song "trái tim" của Trung Quốc lại đang phải phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Trung Quốc là quốc gia mua nhiều chip máy tính hơn bất kì quốc gia nào khác trên thế giới. Theo một nghiên cứu của công ty IC Insights, thì quốc gia này đang tiêu thụ khoảng 140 tỷ USD – tương đương với 38% - của cả thị trường chip bán dẫn trên toàn thế giới. So ngược lại với nhu cầu khổng lồ này, họ chỉ có thể sản xuất 18,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 13% lượng chip trên thế giới.

Chính bởi vậy, Bắc Kinh đang rất nỗ lực để nhằm thu hẹp khoảng cách đó, song việc phát triển một ngành công nghiệp chip đủ khả năng cạnh tranh sẽ rất tốn kém, nhạy cảm về chính trị và cần rất nhiều thời gian.

Chính phủ nước này đã đầu tư nhiều tỷ USD vào các công ty sản xuất chip nội địa như Fujian Jinhua, Tsinghua Unigroup và Innotron Memory nhằm giúp các công ty này phát triển tài sản trí tuệ của riêng mình. Ngay cả một công ty thương mại điện tử như Alibaba cũng đang muốn nhảy vào cuộc chơi này. Tháng trước, họ đã thông báo rằng sẽ tiến hành thành lập một công ty tập chung xây dựng các chip thông minh nhân tạo cho ngành điện toán đám mây, thiết bị kết nối internet và nhiều lĩnh vực khác.

Các công ty Trung Quốc còn cố gắng để được nắm trong tay các công nghệ bằng cách thâu toán cổ phẩn của các doanh nghiệp chip nước ngoài. Song một vài nỗ lực để mua cổ phiếu của các công ty Mỹ đã bị chính quyền nước ngày ngăn chặn với lí do an ninh quốc gia.

Bỏ ngoài tai những khó khăn và trở ngại, Trung Quốc đang thể hiện rõ sự thiếu kiên nhẫn trong mục tiêu phát triển ngành công nghiệp của mình. Bằng chứng là quốc gia này đã đề ra kế hoạch "Made in China 2025", kế hoạch này bao gồm mục tiêu đầy tham vọng đó là cho tới năm 2025, quốc gia này đạt được mức tỷ trọng cần thiết về trong những ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả ngành bán dẫn. Chính quyền của Tổng thống Trump cho rằng đây là chính là một mối lo ngại mà Mỹ cần phải lưu tâm.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra nhiều thách thức đối với mục tiêu này.

Song dưới một cách nhìn khác, SEMI – một hiệp hội quốc tế cho những công ty cung cấp cho ngành công nghiệp điện tử  - lại cho rằng Trung Quốc cần phải phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài để có thể tiếp tục phát triển ngành công nghiệp chip trong nước.

Trong một cuộc nói chuyện giữa người đứng đầu của nhóm đại diện cho Trung Quốc tại SEMI với một phóng viên tại Thương Hải hồi tháng trước, Lung Chu cho rằng: "Chúng tôi cần phải đối mặt với thực tế rằng vẫn còn một khoảng cách nhất định giữa ngành công nghiệp bán dẫn trong nước với trình độ chung của thế giới. Vì vậy, hợp tác quốc tế chính là chìa khóa cho sự phát triển của cả nền công nghiệp".

Trung Nguyễn

Chủ đề khác