VnReview
Hà Nội

Cảnh báo trẻ bị co giật, liệt cơ mặt do sử dụng điện thoại quá nhiều

Chỉ vì chiều con, cho con sử dụng điện thoại di động nên một bé trai 4 tuổi ở Tây Ninh đang bị co giật, loạn thị 3,5 độ và nguy hiểm hơn là mắc chứng rối loạn cơ mặt (TIC). Status chia sẻ về tình trạng bênh và cảnh báo các bậc phụ huynh của bà mẹ cháu bé này hiện đã thu hút hơn 157.000 lượt chia sẻ và hơn 2.000 lượt like trên Facebook.

Status cảnh tỉnh các bậc phụ huynh lạm dụng công nghệ lay động cộng đồng mạng

Chị Thu Đặng, hiện sống tại Tây Ninh, cho biết mình vì quá thương và nuông chiều con nên đã hại con mình mà không biết . Cho đến khi chị phát hiện ra tình trạng của con thì cháu bé đã phát bệnh nặng với biểu hiện co giật mắt và nháy mắt liên tục. "Tuần trước khi thấy biểu hiện lạ của con em đã đưa cháu đi khám mắt, bác sĩ nói cháu bị loạn 3.5 độ nên phải đeo kính chặn loạn tăng độ, về nhà theo dõi thì thấy ngày càng nháy mắt liên tục, giật tới mắt và giật tới miệng. Sau đó bác sĩ chuẩn đoán con chị mắc chứng liệt cơ mặt (TIC). Nghe bác sĩ giải thích bệnh lý của con, em thấy hối hận và có lỗi với con vô cùng", chị Thu buồn bã chia sẻ.

Từ câu chuyện này, chị đã viết status nhằm cảnh tỉnh các bậc phụ về tình trạng mất kiểm soát khi lạm dụng công nghệ với trẻ nhỏ, rất nhiều tác hại khó lường có thể xảy đến với bé bất cứ lúc nào. "Mọi người hãy dừng ngay hành động thương con không phải lối như khóc cho xem điện thoại, Dụ ăn cũng cho xem điện thoại, Dụ con ngủ cũng cho xem điện thoại . Vì muốn bé nằm im xem điện thoại để không nghịch phá hay làm phiền đến mình . Đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà làm tổn thương đến con mình", chị Thu nhận định. Theo bà mẹ trẻ này, bất cứ lúc nào bé cần, bé đòi cũng đưa điện thoại cho xem là làm hại con, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu về bệnh TIC để hiểu rõ hơn và sẽ thấy nó nguy hiểm như thế nào để phòng tránh cho con mình.

Con trai chị Thu hiện đang phải điều trị co giật, liệt cơ mặt

Được biết, hội chứng Tic là các cử động hoặc âm điệu không bình thường, phổ biến nhất là máy giật cơ trên khuôn mặt và cổ như nháy mắt, gật lắc đầu, nhếch mép… Đặc trưng của Tic âm thanh bao gồm các âm hèm trong họng, lẩm nhẩm, phát ra các âm thanh như tiếng gáy hoặc tiếng ho… Tic được định nghĩa như những thói quen nhanh chóng và lặp lại của khối cơ, nó là kết quả của sự chuyển động hoặc âm điệu được diễn ra ngoài tầm kiểm soát của người bệnh (người bệnh không chủ ý). Trẻ em và vị thành niên là các đối tượng thường bộc lộ các hành vi Tic, chúng thường xảy ra sau một nhân tố kích thích, hoặc do phản ứng lại với các tình huống từ bên trong.

Ngoài hội chứng TIC, việc cho con cái sử dụng thiết bị di động còn tiềm ẩn một vết rạn nguy hiểm trong mối quan hệ tương tác giữa bố mẹ và con cái. Sự xuất hiện của những đồ chơi công nghệ nếu chiếm quá nhiều quỹ thời gian của con trẻ sẽ khiến mức độ giao lưu tình cảm giữa cha mẹ và con cái bị giảm sút, mối quan hệ gia đình lẽ ra cần thắt chặt sẽ trở nên lỏng lẻo. Ðây là tiền đề dẫn tới sự hình thành lối sống ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa ở các em. Lâu dần, trẻ em sẽ không còn chú ý đến những người chung quanh hay những sự việc diễn ra trong thế giới thực nữa mà chỉ "co" mình trong thế giới "ảo" với những đồ công nghệ.

Ðiều này lý giải tại sao tỷ lệ trẻ bị trầm cảm và mắc bệnh tự kỷ ở Việt Nam nói riêng (nhất là ở vùng thành thị) và thế giới nói chung đang có chiều hướng tăng cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc cho con trẻ tiếp cận quá nhiều với đồ công nghệ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ lười vận động, suy giảm chức năng miễn dịch, thể trạng yếu ớt và có nguy cơ béo phì. Vì thế, điều tốt nhất nếu có thể là hãy đưa con ra ngoài, chơi với con những trò chơi bổ ích. Điều đó không những khiến trẻ khỏe mạnh hơn mà còn thêm gắn kết tình yêu thương trong gia đình.

G.L

Chủ đề khác