VnReview
Hà Nội

Việt Nam là một trong 20 nước thải rác nhiều nhất

Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất, bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới.

Tại hội thảo Diễn đàn Chính sách Vai trò của phụ nữ và các bên phi chính thức trong quản lý rác thải nhựa và nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên, ông Hoàng Dương Tùng cho biết, nghiên cứu của trường Đại học Georgia năm 2015, Việt Nam nằm trong tốp 5 thế giới thải chất thải nhựa ra đại dương với 1,8 triệu tấn chất thải nhựa hàng năm.

Báo Hải Quan đưa tin, Ông Tùng cũng thông tin, hàng năm TP HCM có khoảng 250.000 tấn rác thải nhựa, trong đó 48.000 tấn chôn xuống đất và có khoảng 200.000 tấn tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Đặc biệt, mỗi ngày tại Hà Nội và TP HCM thải ra môi trường 80 tấn rác thải nhựa.

Cũng theo bà Nguyễn Ngọc Lý, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, tại khu vực đô thị, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 38.000 tấn/ngày, trong đó, tỉ lệ thu gom đạt khoảng 85%. Tại khu vực nông thôn, tổng lượng chất thải răn sinh hoạt phát sinh là 31.500 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom trung bình 40%-55%.

Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Thái, trường Đại học Xây dựng thông tin, theo số liệu thống kê năm 2017 lượng chất thải rắn đô thị là 11,5 triệu tấn/năm, dự báo năm 2020 là 30 triệu tấn/năm, năm 2025 là 40 triệu tấn/năm. Hiện công nghệ xử lý chất thải chủ yếu chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt.

Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh

Đặc biệt, hầu hết bãi chôn lấp không có máy đầm nén, hệ thống thu gom khí, xử lý nước rác, hệ thống quan trắc môi trường và hạn chế về mặt quản lý, chủ yếu do thiếu kinh phí.

Theo Môi Trường

Chủ đề khác