VnReview
Hà Nội

Phó chủ tịch Huawei vừa bị Canada bắt giam là ai?

Phó chủ tịch Huawei vừa bị bắt giam tại Canada là ai? Người này có vai trò và thân thế như thế nào?

Chân dung của phó chủ tịch Huawei

Chân dung vị Phó chủ tịch vừa bị bắt giữ của Huawei

Vừa qua, Giám đốc tài chính của công ty thiết bị viễn thông Huawei, Sabrina Meng Wanzhou, đã bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu từ chính quyền Mỹ. Động thái này đang làm rấy lên những ý kiến phản đối tới từ phía Chính phủ Trung Quốc.

Nhưng cô là ai? Và tại sao động thái bắt giữ nhân vật này lại là một vấn đề lớn như vậy?

Trong bối cảnh về cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có chiều hướng căng thẳng, Huawei chính là một trong những công ty trực tiếp phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn luật cấm việc sử dụng các sản phẩm phần cứng của công ty này cho hệ thông mạng lưới Chính phủ với lí do an minh quốc gia, và đặc biệt là với những quan ngại về việc Huawei sẽ sớm triển khai mạng 5G. Meng hiện tại đang giữ vị trí Giám đốc tài chính của Huawei.

Về phần mình, Huawei – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới – đã cho rằng những quan ngại trên của Mỹ đều hoàn toàn không chính đáng.

Meng chính là con gái của người đã thành lập Huawei, Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), một trong những doanh nhân hàng đầu của Trung Quốc, đồng thời là một cực sỹ quan của lực lượng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) và là thành viên được tiến cử trong kì Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 12.

Nói cách khác, Meng là một phần của tầng lớp thương lưu của Trung Quốc.

Vào năm 1983, cha của cô xuất ngũ, đây cũng chính là mốc thời gian mà Chính phủ Trung Quốc giải tán quân đoàn kĩ thuật của nước này. Từ đấy, ông lăn lộn trong Chính phủ và thành lập ra Huawei. Theo thông tin lấy từ tiểu sử viết bởi chính Huawei thì Nhậm Chính Phi sinh ra trong một gia đình nông thôn ở một thị trấn miền núi hẻo lánh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quý Châu. Sau đó ông đã tự cố gắng để vươn lên vị trí tương đương với trung đội phó của PLA.

Tập Cận Bình và Nhậm Chính Phi

Tập Cận Bình (bên phải) và Nhậm Chính Phi (bên trái)

Vụ việc bắt giữ Meng diễn ra trong khoảng thời gian "đình chiến" của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Được biết, khoảng thời gian này kéo dài trong 90 ngày để nhằm cho phép hai bên có thể tiến tới đàm phám. Với thân phận hiện tại của Meng, người ta tin rằng cô chính là người sẽ thay cha mình điều hành công ty mặc dù trước đó cha cô luôn quả quyết rằng không thành viên nào trong gia đình ông có đủ khả năng để ông tin tưởng giao phó trọng trách này.

Chưa dừng lại ở vị trí Giám đốc tài chính, trong diễn biến của việc tái cấu trúc công ty đầu năm năm, Meng đã được chọn làm một trong bốn vị giám đốc điều hành kiêm phó chủ tịch công ty.

Meng sinh năm 1972, cô đã tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Kinh doanh thế kỉ 21 vào năm 2013, Meng kể rằng sau khi tốt nghiệp vào năm 1992, công việc đầu tiên mà cô nhận được là ở Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc. Cô nói: "Một năm sau đó, tôi đã gia nhập Huawei do một chi nhánh của ngân hàng này phải đóng cửa vì kế hoạch sáp nhập kinh doanh của chính ngân hàng".

Trong khoảng thời gian làm việc tại Huawei, Meng đã đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau, chủ yếu là tài chính, quản lí quỹ và kế toán, và mới nhất đây chính là chức vụ Giám đốc tài chính của Huawei tại chi nhánh Hông Kong. Cô còn kể là trong những ngày đầu làm việc ở công ty, cô đã từng làm nhiệm vụ của những tổng đài viên.

Cô kể: "Trong khoảng thời gian công ty còn nhỏ, tôi đã từng làm thư kí, từng hỗ trợ công tác bán hàng và triển lãm,… Lúc đó mọi công việc tôi đảm nhận đều rất tầm thường. Sau đó, vào năm 1997, tôi quay trở lại Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán để hoàn thành tấm bằng Thạc sỹ về kế toán. Những ngành tháng tiếp theo ở Huawei, tôi đã được nhận vào làm tại phòng tài chính của công ty, đây mới là lúc mà sự nghiệp của tôi bắt đầu".

Vào năm 2003, Meng đã thành lập tổ chức tài chính thống nhất toàn cầu của Huawei với những cấu trúc chuẩn, những quy trình, hệ thống tài chính và những nền tảng công nghệ thông tin.

Từ năm 2005, Meng đã đảm nhận vai trò điều hành việc thành lập năm trung tâm dịch vụ trên toàn cầu, cô cũng là người đã hoàn thành trung tâm thanh toán toàn cầu đặt tại tỉnh Thẩm Quyến, Trung Quốc. Những trung tâm này đã trở thành động lực thúc đẩy hiệu quả của việc kế toán và quản lí chất lượng, góp phần mở rộng hệ thống kế toán để có thể đáp ứng đủ với tốc độ phát triển và mở rộng của Huawei trên thị trường toàn cầu.

Sau đó Meng lại tiếp tục phụ trách chương trình chuyển đổi dịch vụ tài chính tích hợp IFS từ năm 2007, đây là chương trình trong quan hệ đối tác tám năm giữa IBM và Huawei. Chương trình này đã giúp cho Huawei phát triển hệ thống dữ liệu và quy tắc phân bổ nguồn lực, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát nội bộ.

Trong những năm gần đây, Meng đang tập chung vào việc thúc đẩy quản lí chi tiết tài chính tại Huawei, tìm cách để có thể cân đối nguồn lực với những kế hoạch dài hạn của công ty. Trước năm 2013, cô không hề có cuộc phỏng vấn công khai nào và rất ít đề cập tới cuộc sống cá nhân của mình. Song điều này đã thay đổi trong khoảng thời gian gần đây. Trong một lần trả lời phỏng vấn, cô đã lấy con trai mình để làm ví dụ minh họa cho tầm quan trọng của tính kiên trì.

Trong khi phát biểu tại Trường Quốc tế Trùng Khánh, cô đã kể rằng: "Con trai tôi đã từng không thích việc đi bơi. Có lần cậu đã quỳ xuống để cầu xin không phải đi bơi, song chồng tôi đã không đồng ý. Nhưng người ngày xưa đã từng chán ghét bơi lội đến vậy, nay lại đang tự hào làm đại diện của trường trong nhiều cuộc thi bơi khác nhau".

Gần đây, Meng cũng đã nói về tương lai của Huawei trong việc phát triển công nghệ tại một hội nghị khoa học tổ chức tại Singapore trong năm nay. Cô khẳng định rằng: "Nếu không có các trường đại học, thế giới sẽ mãi chìm trong tăm tối. Nếu không có ngành công nghiệp, khoa học sẽ không hơn không kém một vật trang trí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần bốn đang dần hé lộ, lấy trí thông minh nhân tạo làm cốt lõi. Và Huawei cảm thấy rất may mắn vì là một phần của cuộc cách mạng này".

Trung Nguyễn

Chủ đề khác