VnReview
Hà Nội

Python đang dần trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới

"Tôi chưa từng nghĩ sẽ tạo ra một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi", Guido van Rossum, một nhà khoa học máy tính người Hà Lan, người tạo ra ngôn ngữ lập trình Python vào năm 1989, nói.

Thế nhưng, sau gần 3 thập kỉ, phát minh của ông đã gần như vượt qua tất cả các đối thủ khác và đưa ngôn ngữ này vào tầm tay của những người "đang lạc lối". Trong 12 tháng qua, người Mỹ đã tìm kiếm Python trên Google nhiều hơn so với từ khóa Kim Kardashian, một ngôi sao truyền hình thực tế. Số lần tìm kiếm từ khóa này đã tăng gấp 3 lần từ năm 2010, trong khi những lượt tìm kiếm cho những ngôn ngữ lập trình chính khác lại không thay đổi, thậm chí còn giảm.

Hai lợi thế chính của ngôn ngữ này là sự đơn giản và tính linh hoạt. Cú pháp đơn giản của nó và tiêu tốn ít tài nguyên giúp người ta có thể dễ dàng học, đọc và chia sẻ. Những người yêu thích ngôn ngữ này, còn được gọi là Pythonista, đã tải lên hơn 145.000 gói phần mềm đã được custom-built lên một repository (kho) trực tuyến. Chúng bao gồm mọi thứ, từ phát triển game cho đến thiên văn học, có thể dễ dài cài đặt và chèn vào một chương trình Python trong vài giây. Nhờ vào tính linh hoạt này, Cơ quan Tình báo Trung ương đã sử dụng nó để hack, với Google là thu thập dữ liệu trang web, mục đích của Pixar lại là sản xuất phim hay thậm chí Spotify còn sử dụng để đưa ra gợi ý bài hát. Một số gói phổ biến nhất còn dùng để khai thác "machine learning" (máy học), bằng cách thu thập số lượng lớn dữ liệu để chọn các mẫu tốt và loại các mẫu không thể sử dụng.

Với số lượng người dùng đang tăng trưởng nhanh chóng cùng nhiều khả năng tuyệt vời, Python dường như đã được định sẵn để trở thành một ngôn ngữ chung của lập trình, khiến toàn bộ các đối thủ khác trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, theo Grady Booch, trưởng bộ phân khoa học phần mềm tại IBM, điều đó là không thể. Ông giải thích trên tờ;The Economist rằng dù đôi khi ngôn ngữ này có thể sẽ thống thị toàn cầu, thế nhưng, các đối thủ của nó vẫn còn tồn tại trong các "ngóc ngách" kỹ thuật yêu cầu đến chúng. Python sẽ không thể thay thế C và C++, "những tùy chọn cấp thấp hơn", cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát toàn bộ những gì đang diễn ra trong bộ xử lý của máy tính hơn. Nó cũng sẽ không thể giết chết được Java, một ngôn ngữ vốn phổ biến để xây dựng những ứng dụng phức tạp, hay JavaScript, ngôn ngữ đang được sử dụng phổ biến trên hầu hết các trang web.

Hơn nữa, các Pythonista vẫn nên cẩn thận. Fortran, Lisp và Ada đã từng rất phổ biến trong những năm 1980 và 1990, theo các số liệu từ TIOBE Index, một trang chuyên theo dõi các hoạt động coding (lập trình) giữa các nhà phát triển chuyên nghiệp. Số lượng sử dụng chúng đã giảm rất mạnh do xuất hiện những ngôn ngữ thay thế hiệu quả hơn.

Và tất nhiên, có một quy luật không bao giờ sai: Không một đế chế nào có thể tồn tại mãi mãi!

Minh Hùng

Chủ đề khác