VnReview
Hà Nội

Thế nào là một "công dân tốt" trong hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc?

Hệ thống tín nhiệm xã hội gây tranh cãi của Trung Quốc không chỉ mang đến các biện pháp trừng phạt cho người vi phạm, "công dân tốt" cũng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với những gì họ đã làm, từ giảm giá đặc biệt cho đến phòng khách sạn tốt hơn.

Lợi ích từ hệ thống tín dụng xã hội gây tranh cãi tại Trung Quốc

Hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc được thiết kế để thưởng và xử phạt mọi người dựa trên hành vi của họ. Nó được dư luận quốc tế chú ý bởi hình phạt dành cho các hành vi như không trả nợ hoặc có những hành động "vô văn hóa" ở nơi công cộng.

Hệ thống này nhằm củng cố ý tưởng rằng "giữ niềm tin là vinh quang và phá vỡ niềm tin là ô nhục". Ngoài ra, việc nhiều người ở Trung Quốc vẫn không có quyền truy cập chính thức vào các vấn đề tài quản lý tài chính theo kiểu truyền thống và do đó cần một hệ thống thay thế để đánh giá mức độ tin cậy của họ.

Các hình phạt của nó bao gồm không trả đúng hạn các khoản vay, hoặc bị đưa vào danh sách đen. Người vi phạm có thể không được phép đi những phương tiện công cộng như tàu hỏa, máy bay, thậm chí con họ cũng "mất suất" ở những trường tốt.

Tuy nhiên, vẫn có những cách để người dân Trung Quốc trở thành một "công dân tốt".

Lợi ích từ hệ thống tín dụng xã hội gây tranh cãi tại Trung Quốc

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đức đã phân tích 194.829 hồ sơ hành vi và 942 báo cáo của chính phủ về hành vi "tốt" và "xấu" của công dân, và đưa ra một danh sách các hành động có thể mang lại điểm tín nhiệm tích cực, bao gồm:

- Giúp đỡ, chăm sóc người tàn tật.

- Quyên góp cho các quỹ đại học cho sinh viên nghèo.

- Chăm sóc người già, ngay cả khi họ không phải là họ hàng, thân thích.

- Giúp đỡ các nông dân trồng rau thu hoạch mùa màng.

- Trả nợ một khoản vay ngay cả sau khi ngân hàng đã hủy bỏ nó.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa đầy đủ. Danh sách đầy đủ những việc làm giúp tăng điểm tín nhiệm vẫn chưa được hoàn thiện, và nó có thể còn phụ thuộc vào quyết định của những cơ quan khác nhau.

Giúp đỡ người cao tuổi cũng là cách để người Trung Quốc tăng điểm tín nhiệm

Năm 2018, tạp chí Chính sách đối ngoại cũng chứng kiến hệ thống tín nhiệm xã hội hoạt động một cách tích cực trong chuyến thăm tới thành phố Vinh Thành, nơi điều hành thí điểm chương trình này.

Đầu tiên, hệ thống gán 1.000 điểm cho mỗi người lớn và cộng, trừ điểm tùy theo hành vi của mỗi cá nhân.

Dưới đây là danh sách một số người được thưởng điểm do làm tốt:

- Yuan Suoping, 55 tuổi, người chăm sóc mẹ chồng cũ đang nằm trên giường bệnh, thậm chí còn đề nghị bà chuyển về ở chung với cô và chồng mới.

- Bi Haoran, một cảnh sát 24 tuổi, đã đẩy học sinh ra khỏi đường đi của chiếc "ô tô điên" đang lao vào đám đông.

Phần thưởng cho việc làm tốt bao gồm giảm giá hóa đơn điện hàng tháng và được hưởng lãi suất cao hơn tại ngân hàng. Những người này cũng có thể thuê xe đạp và phòng tại các khách sạn hàng đầu mà không phải trả tiền đặt cọc.

Các quan chức tòa thị chính ở Vinh Thành thậm chí còn công khai tên và hình ảnh của những người dân địa phương tiêu biểu.

Lợi ích từ hệ thống tín dụng xã hội gây tranh cãi tại Trung Quốc

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Đức cũng nhấn mạnh rằng, chính quyền Trung Quốc có xu hướng "săm soi" báo cáo hững hành động bị trừng phạt hơn là những việc làm tốt. Điều này có thể là để đề phòng việc người dân gian lận, qua mặt hệ thống để được thưởng.

"Đưa ra danh sách những việc làm cụ thể được cộng điểm có thể tạo ra nhiều vấn đề lớn", nhóm viết trong nghiên cứu.

Hệ thống, dự kiến sẽ được triển khai trên toàn quốc vào năm 2020, vẫn đang ở trong giai đoạn hoàn thiện. Sau khi chính phủ công bố kế hoạch cho hệ thống này vào năm 2014, nhiều chính quyền địa phương đã thử nghiệm các hệ thống của riêng họ.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã cho các công ty công nghệ khác nhau, bao gồm cả Alibaba và Tencent, tham gia giám sát hành vi của người dùng trên nền tảng của họ và đưa ra phản hồi tương ứng.

Bạch Đằng

Chủ đề khác