VnReview
Hà Nội

Cấm vận hoàn toàn các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei là không hợp lý

Nên đưa ra các đánh giá kỹ thuật dựa trên phân tích kỹ lưỡng về mối đe dọa tiềm ẩn.

Ngày càng nhiều những lời kêu gọi cấm vận các công ty Trung Quốc tham gia mảng viễn thông ở các nước phương tây, đặc biệt là mạng 5G trong tương lai.

Những người kêu gọi dẫn ra các nguy cơ từ gián điệp mạng đến sự thống trị của ngành công nghệ Trung Quốc. Điều này càng được củng cố bởi những lo ngại về định hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Những điều trên được gộp lại thành mối đe dọa tưởng tượng về an ninh mạng và chỉ có thể được giải tỏa thông qua lệnh cấm vận hoàn toàn (blanket ban). Tuy nhiên, những lập luận này lại không dựa trên những hiểu biết về kỹ thuật an ninh mạng và sự phức tạp của kiến ​​trúc 5G.

Các kỹ sư Huawei thiết lập thử nghiệm smartphone. Hãng đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng về vi phạm lệnh cấm vận vốn chẳng liên quan tới tấn công mạng hay tấn công qua điện thoại. Ảnh: Bloomberg

Các cáo buộc chống lại Huawei không hề nhẹ. Nếu chứng minh được, chắc chắn hãng này sẽ phải đối mặt với các án phạt. Huawei có thể sẽ phải nỗ lực để khôi phục danh tiếng của mình, nhưng vẫn chẳng có gì liên quan đến tấn công mạng hay tấn công điện thoại cả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump lạnh lùng tuyên bố công khai rằng ông có thể khiến việc dẫn độ giám đốc tài chính Huawei từ Canada trở thành một phần của thỏa thuận thương mại. Tuyên bố này một lần nữa khẳng định quan điểm về một chiến dịch rộng lớn về chính trị đang diễn ra. Cho dù chúng ta có đồng tình với chính quyền của Trump về tham vọng thương mại hay không thì điều này một lần nữa vẫn chẳng liên quan gì đến điện thoại hay mạng cả.

Để đánh giá rủi ro thực sự từ công nghệ Trung Quốc thì Anh là quốc gia có lợi thế.

Cơ sở dữ liệu từ Cơ quan tình báo Anh GCHQ đánh giá sự hiện diện của Huawei trên mạng viễn thông ở Anh trong vài năm có thể cung cấp cho chúng ta thông tin chi tiết về phần cứng, mã, quy trình và chính sách của hãng này. Không có chính phủ phương Tây nào khác có những thông tin này.

Dựa trên phân tích, Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót của Huawei trong kỹ thuật bảo mật và thái độ chung của hãng này với vấn đề an ninh mạng.

Việc cáo buộc Huawei về vấn đề này là đúng, mặc dù những sai sót này không phải lần đầu được biết đến. Những người đã trải qua sự cố mất mạng di động O2 ở Anh vào tháng 12 năm ngoái sẽ đồng tình với điều này.

Huawei đã hứa sẽ giải quyết những chỉ trích và bỏ ra khoản tiền lớn để làm điều đó. NCSC nên chờ xem kết quả mà hãng thực hiện.

Điểm mấu chốt ở đây bị che khuất bởi sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với công nghệ Trung Quốc. Đó chính là NCSC chưa từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động mạng độc hại của nhà nước Trung Quốc thông qua Huawei. Ví dụ như chỉ ra được quy mô của gián điệp mạng liên kết với nhà nước Trung Quốc thông qua các cuộc tấn công vào các nhà cung cấp dịch vụ quản lý công nghệ thông tin trên toàn thế giới.

Nhưng thực tế là các cuộc tấn công này không đòi hỏi sự thao túng của các công ty Trung Quốc như Huawei. Điều này nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận hoàn toàn các công ty công nghệ trên cơ sở quốc gia là không hợp lý. Thay vào đó, chúng ta nên đưa ra các đánh giá kỹ thuật, dựa trên phân tích kỹ lưỡng về mối đe dọa tiềm ẩn.

Những kẻ ‘bỏ của chạy lấy người' khỏi các công ty Trung Quốc, mặc dù từng hoan nghênh đầu tư trong những năm gần đây, lại hành xử như thể chỉ vừa phát hiện ra Trung Quốc theo chế độ đảng Cộng sản – có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực trong quốc gia.

Tuy nhiên, điều này đã được tính đến từ lâu khi đánh giá các mối đe dọa, và bản thân Trung Quốc cũng làm điều tương tự.

Nếu hiểu rõ nguy cơ chính phủ Trung Quốc trong tương lai có thể khai thác để leo thang viễn thông, cần lưu ý vấn đề cho phép truy cập. Và khi xây dựng mạng lưới của mình, các nước lo ngại an ninh cần đảm bảo sẽ không bị ảnh hưởng gì trước nguy cơ đó.

Đó là những gì đã xảy ra với 3G và 4G và giải thích lý do tại sao có những hạn chế đối với việc Huawei truy cập vào mạng ‘lõi' của Anh.

Với 5G thì nguy cơ cao hơn, bởi rất nhiều thứ có thể phụ thuộc vào các mạng mới này, từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong tương lai đến vận tải, và bởi vì 5G có sự khác biệt về kiến ​​trúc rất quan trọng gây phức tạp hóa quy định bảo mật.

Sẽ cần phải có những hạn chế hợp lý, cụ thể nơi công nghệ nước ngoài được triển khai và cần đa dạng hóa các nhà cung cấp để không có sai sót hay điểm yếu tiềm ẩn nào.

Tuy nhiên, việc khẳng định bất kỳ công nghệ Trung Quốc nào trong bất kỳ phần nào của mạng 5G đều là rủi ro thì hoàn toàn vô lý.

Anh và các nước châu Âu khác nên đưa ra các quyết định sáng suốt và có cơ sở về sự tham gia của Trung Quốc vào các hình thức viễn thông tương lai, dựa trên chuyên môn kỹ thuật và đánh giá hợp lý rủi ro, thay vì chạy theo vấn đề chính trị hoặc chiến tranh thương mại.

Chúng ta nên chấp nhận rằng Trung Quốc sẽ là một cường quốc công nghệ toàn cầu trong tương lai và bắt đầu quản lý rủi ro ngay từ bây giờ, thay vì giả vờ phương tây có thể ngăn chặn sự trỗi dậy công nghệ của Trung Quốc.

Hà Loan

Theo Financial Times

Chủ đề khác