VnReview
Hà Nội

Trung Quốc muốn giới hạn xem nội dung livestream ở trẻ vị thành niên

Những tác động tới nhóm người trẻ tuổi từ nội dung livestream đang khiến Trung Quốc phải dần nghiêm túc về vấn đề này và dự định đưa ra những giới hạn nhắm vào đối tượng trẻ vị thành niên.

> Trào lưu livestream trên Facebook tại Việt Nam sắp bùng nổ mạnh hơn nhờ mạng 4G

> Nông dân Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ livestream

Theo báo;China Youth Daily, trong phiên họp Quốc hội thường niên, Đoàn thanh niên Trung Quốc, một cơ quan hoạt động dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản nước này, đã đưa ra kiến nghị nhằm thúc đẩy việc xây dựng bộ luật mới để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và cấm cửa hành vi livestream đối với những cá nhân dưới 18 tuổi.

Kiến nghị này được đưa ra sau nhiều tháng kể từ khi truyền thông Trung Quốc chỉ trích một vài ứng dụng chia sẻ video hiển thị tràn lan nội dung liên quan tới việc mang thai ở trẻ vị thành niên. Đối tượng phải chịu sào công kích lần này chính là Kuaishou và Houshan. Về sau, hai sản phẩm này cũng đã lên tiếng xin lỗi và gỡ bỏ nội dung được cho là "thô tục và độc hại" liên quan tới việc mang thai ở tuổi vị thành niên.

Nhưng dường như các cơ quan chức năng Trung Quốc nhận thấy rằng với một trào lưu đang nổi trội trong cộng đồng và đối với người trẻ tuổi như vậy thì "giao kèo mồm" thôi là chưa đủ. Không những vậy, livestream cũng là một trong những kẻ hở để kẻ xấu có thể truyền bá những nội dung không hợp pháp. Ngoài ra, sự ngây thơ của trẻ vị thành niên trước những mánh khoé lừa gạt cũng có thể là nguyên nhân khiến các em không nhận ra những chiêu trò của các luồng livestream "phát quà" vốn chỉ đang nhắm tới việc moi móc túi tiền của phụ huynh các em.

Bên cạnh việc kêu gọi cấm livestream đối với cá nhân trẻ tuổi, Đoàn Thanh niên nước này cũng kêu gọi một bộ luật rõ ràng hơn về hoạt động sử dụng các ứng dụng livestream. Các nội dung trải dài từ thể thao điện tử, hướng dẫn makeup, nhảy gợi cảm tới hành vi bạo lực đều sẽ là đối tượng bị giới hạn. Chi tiết hơn thì, Đoàn Thanh niên Trung Quốc muốn yêu cầu các nền tảng phải cho phép phụ huynh có thể kiểm soát hoạt động của con trẻ, bao gồm cả những thanh toán thực hiện trong ứng dụng cho những vật phẩm ví dụ như quà tặng ảo, và các nền tảng này bắt buộc phải có bước kiểm tra tên thật. Không chỉ vậy, các nền tảng trực tuyến cũng phải có biện pháp tốt hơn trong việc thanh lọc nội dung.

Những công bố này chắc chắn sẽ là những "lời răn thép" cho bất kì công ty nào liên quan bởi việc đi ngược lại với lập trường của chính phủ chính là tự chuốc lấy thất bại. Tencent có một ví dụ nho nhỏ cho mệnh đề này. Tập đoàn này đã mất tới 17,5 tỷ USD giá trị vốn hoá chỉ sau khi một bài viết chia sẻ ý kiến của chuyên gia đăng tải bởi báo People Daily đã gán mác "độc hại" cho tựa game đình đám của họ là Honor of Kings (Liên quân Mobile).

Trước sự phát triển và dần trở thành một hình thức truyền thông mới của hoạt động livestream, Bắc Kinh đã dần đưa hoạt động này vào tầm ngắm trong những năm trở lại đây. Bởi vậy, để tiếp tục nhận được những ân sủng của chính phủ, các ông lớn trong làng livestream như YY, Momo, Huya, Douyu, Kuaishou và đội ngũ nhân lực kiểm duyệt của các công ty này đã phải hoạt động không kể ngày đêm để có thể kiểm duyệt sát sao những nội dung được tạo ra bởi người dùng.

Luật cấm được đề ra bởi Đoàn Thanh niên Trung Quốc chính là một điều tích cực khi mà nó được đề ra để nhắm tới sự an toàn trên không gian mạng của trẻ vị thành niên. Nhưng nó cũng có thể là một tín hiệu xấu, báo hiệu sự sụp đổ của một ngành công nghiệp đang trên đà nở rộ.

Theo một thống kê thực hiện vào tháng Sáu năm trước bởi Ban điều tiết an ninh mạng Trung Quốc thì trên một nửa trong số 475 triệu người dùng internet của quốc gia này cũng là người dùng của các dịch vụ livestream. Quan trọng hơn là dịch vụ này đang là một hiện tượng trong lòng những người trẻ tuổi. Cứ năm người dùng internet ở Trung Quốc đang theo học lớp 12 tại các trường trung họ thì có một người dùng thường xuyên của các ứng dụng livestream. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát thực hiện bởi hai cơ quan là Đoàn thanh niên Cộng sản và công ty mạng internet hoạt động dưới quyền của Bộ Công nghiệp thông tin Trung Quốc. Chi tiết hơn thì tỷ lệ học sinh cấp hai và cấp một có sử dụng các dịch vụ livestream lần lượt là 18,3% và 6,4%.

Việc đưa ra những giới hạn đối với livestream giống như một lệnh giới nghiêm mà chính phủ Trung Quốc đưa vào gần đây. Cụ thể là chính phủ nước này mới đây đã tung ra kế hoạch giới hạn thời lượng chơi trò chơi điện tử đối với những người dùng vẫn còn trong độ tuổi vị thành niên do triều hướng tăng lên của tật cận thị và những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại. Không những vậy, chính phủ Trung Quốc còn yêu cầu giáo viên không giao bài tập qua các ứng dụng di động để giảm thiểu thời gian sử dụng màn hình của học sinh nước này. Tất nhiên những giới hạn kiểu này không phải là mới, điểm mới chính là các cơ quan chức trách Trung Quốc còn yêu cầu phải có thêm một bước kiểm tra danh tính chặt chẽ hơn và có bao gồm cả công nghệ nhận dạng khuôn mặt nhằm khiến cho việc vượt qua những lỗ hổng của trẻ trở nên khó khăn hơn.

Trung ND

Chủ đề khác