VnReview
Hà Nội

Danh sách đen của Mỹ, nơi chôn vùi tham vọng “bành trướng” của Huawei

Trong những ngày qua, chúng ta đã nhắc nhiều đến cái gọi là danh sách đen của Mỹ và Huawei là một trong số những nạn nhân vừa bị đưa vào danh sách này. Vậy cụ thể danh sách này có tác dụng gì và ảnh hưởng ra sao tới Huawei?

> Panasonic ngừng mọi hoạt động kinh doanh với Huawei sau lệnh cấm từ Mỹ

> Tại sao Huawei mất ARM còn đáng sợ hơn mất dịch vụ của Google?

> Loạt nhà mạng châu Á và Âu tuyên bố sẽ không bán điện thoại mới của Huawei nữa

Theo tờ South China Moring Post, danh sách đen hay Entity List của Bộ thương mại Mỹ dài 270 trang, liệt kê các công ty, cá nhân đến từ một loạt các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ukraina, Iran và Anh tiềm ẩn khả năng gây nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ.

1. Danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ là gì và tại sao Huawei lại có trong đó?

Danh sách đen Entity List do Bộ thương mại Mỹ công bố chứa một danh sách gồm các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, chính phủ, cá nhân của một nước nhất định. Họ phải tuân theo các yêu cầu cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu hoặc chuyển nhượng một số mặt hàng nhất định đến các quốc gia khác. Về cơ bản danh sách này tổng hợp những công ty hoặc cá nhân mà Mỹ tin rằng gây ra mối đe dọa cho nước Mỹ.

Danh sách đen hay Entity List của Bộ thương mại Mỹ dài 270 trang và liệt kê các công ty, cá nhân đến từ một loạt các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ukraina, Iran và Anh.

Công ty công nghệ Huawei mới đây đã bị thêm vào danh sách này để Tổng thống ký từ hôm 15/5 vừa qua. Lý do được đưa ra từ Bộ Thương mại Mỹ và chính quyền tổng thống Trump đó là, Huawei đang tham gia vào các hoạt động gây nguy hại cho an ninh quốc gia của Mỹ hoặc vi phạm các chính sách đối ngoại quan trọng.

Theo Bộ trưởng thương mại Mỹ Wibur Ross, mặc dù danh sách chưa cập nhật thêm Huawei nhưng các hạn chế và lệnh cấm đã có hiệu lực ngay lập tức sau khi tổng thống Trump đặt bút ký sắc lệnh hành pháp.

2. Điều gì xảy ra với các công ty nằm trong danh sách đen của Mỹ?

Các công ty trong danh sách đen thường bị cấm làm ăn với các công ty Mỹ. Nếu các công ty Mỹ muốn xuất khẩu sản phẩm và phần mềm cho họ sẽ phải xin giấy phép từ Cục công nghiệp và An ninh, một cơ quan thuộc Bộ Thương mại Mỹ.

Mặc dù vậy một khi đã lọt vào danh sách đen thì rất khó để các công ty Mỹ có thể xin được giấy phép làm ăn với các công ty kia. Đa số đơn nộp xin cấp phép đều bị từ chối với những lý do khác nhau.

3. Điều này ảnh hưởng ra sao tới Huawei?

Huawei đang hợp tác với nhiều nhà sản xuất và cung ứng linh kiện của Mỹ như Intel, Qualcomm hay Google. Ước tính năm 2018, Huawei đã chi tới 11 tỷ USD chỉ để mua linh kiện từ các công ty Mỹ.

Việc bị liệt vào danh sách đen của Mỹ sẽ khiến Huawei bị mất quyền tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ quan trọng từ các công ty Mỹ. Ví dụ như việc Google dừng cấp phép Android cho Huawei đồng nghĩa các thiết bị Huawei trong tương lai sẽ phải chuyển sang dùng Android mã nguồn mở, thiếu các ứng dụng phổ biến của Google như Gmail, YouTube và thậm chí là cửa hàng ứng dụng Play Store.

Phía Huawei tất nhiên đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này. Theo nhiều nguồn tin, Huawei đã kịp tích trữ nguồn linh kiện quan trọng từ các công ty Mỹ và đủ dùng trong ít nhất 3 tháng Bên cạnh đó, Huawei từ lâu đã tự phát triển chip của riêng mình và công ty có thể sẽ mua linh kiện từ các đối tác Đài Loan hoặc Trung Quốc khác để thay thế cho Intel hay Qualcomm. Thậm chí, hãng công nghệ nước Mỹ còn được cho đang phát triển hệ điều hành của riêng mình.

4. Người dùng smartphone/máy tính bảng Huawei chịu tác động ra sao?

Theo thông báo của Google, tất cả người dùng các thiết bị của Huawei hiện tại hoặc các sản phẩm còn đang lưu kho sẽ không chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm của Mỹ và việc Google dừng hợp tác. Nói cách khác, họ vẫn có thể truy cập Play Store, YouTube, Gmail và các dịch vụ khác của Google dễ dàng.

Bên cạnh đó, Bộ thương mại Mỹ mới đây đã quyết định gia hạn thêm 3 tháng cho Huawei và Google để có thời gian giải quyết các vấn đề còn tồn tại và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Hết khoảng thời gian này có thể là lúc Google chính thức ngừng cấp phép Android cho Huawei và hãng công nghệ Trung Quốc sẽ buộc phải đưa vào hệ điều hành tự phát triển hoặc sử dụng Android mã nguồn mở trên smartphone của hãng.

5. Các hạn chế đối với Huawei có khác so với ZTE và lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu?

Không có gì khác biệt. Trước đó, Mỹ đã ra lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với ZTE và đưa công ty này vào danh sách đen giống Huawei. Trong đó, lệnh cấm ban đầu có hiệu lực lên tới 7 năm. Lệnh cấm sau đó đã được gỡ bỏ sau 3 tháng khi ZTE chấp nhận các điều khoản về việc thay đổi ban lãnh đạo tại Mỹ và chấp nhận có thêm giám sát viên của chính phủ.

Danh sách đen dường như không có "ngày hết hạn" và các công ty, cá nhân bị liệt vào danh sách này bắt buộc phải tuân thủ. Nói cách khác chỉ có chính phủ Mỹ mới có khả năng quyết định có cho phép các công ty Mỹ làm ăn với họ hay không. Tuy nhiên như đã nói ở trên, các công ty bị Mỹ liệt vào danh sách đen đều không mong đợi có thể hợp tác trở lại với các công ty Mỹ vì nhiều lý do.

Hiện tại, Huawei có thể bị xóa khỏi danh sách đen hay không là điều không ai có thể dám chắc vì không có một khung thời gian cụ thể để xác định điều đó.

Tiến Thanh

Chủ đề khác