VnReview
Hà Nội

Làm thế nào công nhân nhà máy Apple ăn cắp trót lọt cấu kiện iPhone đời mới?

Tình trạng để lộ thông tin, cấu kiện sản phẩm ra ngoài là không còn là chuyện hiếm gặp trong ngành công nghệ, và trong sáu năm qua, Apple đã nỗ lực hết sức nhằm ngăn chặn thông tin, thành phần thiết bị bị lọt ra ngoài.

Theo trang The Information, sau khi ảnh iPhone 5C bị rò rỉ trước công bố chính thức, Apple đã tạo ra bộ phận bảo mật sản xuất cho công ty, mang tên Đội ngũ bảo mật sản phẩm đời mới (New Product Security Team, viết tắt là NPS) để giám sát chặt chẽ các nhà cung cấp và đối tác lắp ráp tại Trung Quốc. Nhóm bảo mật cũng được giao nhiệm vụ quan sát các động thái của một số công nhân nhà máy Apple có ý định rò rỉ thông tin đối với các thiết bị sắp ra mắt dưới dạng bản mẫu thiết kế, thông số kỹ thuật hoặc cấu kiện vật lý.

Trước đó, vụ rò rỉ iPhone 5C được thực hiện trót lọt bởi một nhân viên thuộc tập đoàn Jabil, một trong những nhà cung ứng của Apple. Nhân viên này đã lái xe ra khỏi nhà máy và mang theo vỏ điện thoại với nhiều màu sắc khác nhau (đặc điểm thiết kế bên ngoài của mẫu iPhone đời mới), tránh được camera an ninh và thủ tục giấy tờ xuất trình nhờ sự hỗ trợ từ nhân viên bảo vệ.

Báo cáo còn cho biết, sau khi được thành lập nhằm đề phòng các trường hợp xảy ra như vỏ điện thoại iPhone 5C bị chụp ảnh và đăng lên mạng, NPS đã ngăn chặn được nhiều vụ rò rỉ. Một thành viên trong đội ngũ đã có lần chứng kiến một số công nhân cố gắng đào một đường hầm nhưng rồi lại thất bại để tẩu thoát bên ngoài cơ sở với các cấu kiện thiết bị.

Mặc dù Apple theo dõi giám sát các công nhân nhà máy, những người được trả tiền để giúp mẫu iPhone tiếp theo ra mắt công chúng, một số bí mật vẫn bị lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên, theo báo cáo, Apple thường bí mật điều tra các đồ dùng bị mất và địa chỉ để tìm ra chúng.

Sau khi bị chịu trách nhiệm vụ rò rỉ điện thoại iPhone 5C, nhà máy này vẫn để cho hai công nhân đánh cắp 180 vỏ iPhone 6 bằng cách lén lút điều chỉnh hệ thống theo dõi hàng tồn kho, sau đó hai tên này đem vỏ điện thoại đi bán trên thị trường chợ đen. Ngay sau đó, Apple liền phát hiện ra vụ ăn trộm và mua lại tất cả các vỏ thiết bị bị đánh cắp.

Ngoài ra, đã có người từng kể: Có một lần, trước khi iPhone X được phát hành, một doanh nghiệp chuyên đào tạo các kỹ thuật viên quy trình sửa chữa các thiết bị Apple đã ngang nhiên sở hữu màn hình kính điện thoại đời mới bị rò rỉ và tổ chức các lớp học về các bước sửa chữa màn hình. Apple đã bí mật cài một nhà thầu đăng ký lớp học để truy ra nguồn gốc cấu kiện bị lọt ra ngoài.

Đáng chú ý, trong chiến lược chống rò rỉ của Apple, công ty hiếm khi truy tìm được những kẻ ăn cắp "hợp pháp", bởi vì công ty khó điều tra ở nước ngoài và làm như vậy thì sẽ thu hút sự chú ý không mong muốn của các phương tiện truyền thông đối với các sản phẩm chưa được phát hành. Trang The Information cho biết, Apple lúc đó sẽ được yêu cầu cung cấp các thông số kỹ thuật của các bộ phận bị đánh cắp cho cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc, nhưng công ty chọn cách không báo cáo do sợ chia sẻ thông tin với các nhân viên không thuộc công ty Apple.

Điều đó có nghĩa, những kẻ trộm cấu kiện iPhone thường chỉ bị phạt xét theo giá trị buôn bán của các thành phần bị đánh cắp khi bị tóm gọn thay vì xét theo giá trị tài sản trí tuệ. Đó là một trong những lý do tại sao tình trạng buôn lậu các cấu kiện của Apple từ các nhà máy Trung Quốc không đem lại rủi ro quá lớn cho những kẻ dám để lọt thông tin của một trong những tập đoàn bảo mật nhất hành tinh.

D.N

Chủ đề khác