VnReview
Hà Nội

Apple Arcade sẽ tái định hình game di động như thế nào?

Trước nay, hệ sinh thái trò chơi di động được xây dựng dựa vào nền móng là các giao dịch mua bán trong game và quảng cáo. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu hệ sinh thái này mất đi cái móng vững chắc ấy?

Apple Arcade sẽ tái định hình game di động như thế nào?

Mới đây, Apple đã phát hành iOS 13. Đi kèm với phiên bản hệ điều hành mới này là nhiều tính năng hữu dụng mới như dark mode hay thay đổi giao diện ứng dụng Photos. Nhưng đóng góp lớn nhất phải kể tới chính là Apple Arcade, một kho trò chơi điện tử khổng lồ với ảnh hưởng trực tiếp tới cách mà nhà phát triển tạo ra ứng dụng và cách mà người dùng đổ tiền vào game.

Chỉ nói riêng về dịch vụ này, Apple Arcade rất đáng ấn tượng. Chỉ với 5 USD/tháng là bạn đã có thể truy cập vào hơn 100 tựa game mới, một vài trong số ấy hiện đã phát hành từ ngày đầu hoạt động, miễn là thiết bị của bạn hiện đang chạy iOS 13. Không những vậy, các tựa game này không phải là đồ kém chất lượng. Trong số các trò chơi được giới thiệu có nhiều tựa game tới từ những studio đình đám như Annapurna Interactive và Ustwo Games nổi tiếng với Monument Valley. Thể loại game cũng rất đa dạng, trải dài từ chiến thuật tới huyền ảo. Thậm chí còn có một vài tựa game rất có tham vọng mà trong đó có Sayonara Wild Hearts là một ví dụ.

Bạn có thể chơi bao nhiêu game hay bao nhiêu lần tùy thích. Các ứng dụng này sẽ còn được đồng bộ giữa iPhone, iPad và Apple TV. Bạn hoàn toàn có thể tải về các trò chơi để trải nghiệm mà không cần kết nối mạng hay thậm chí là chia sẻ gói đăng kí của mình với năm thành viên khác trong gia đình, nếu đổi sang tiền Việt thì chỉ chưa đến 4.000 đồng mỗi ngày. Thật điên rồ. Và dù rằng phép so sánh dưới đây sẽ hơi khập khiễng bởi vì sự khác biệt về thể loại trò chơi bạn sẽ nhận được nhưng sự thật là gói thuê bao UPlay Plus của Ubisoft cho game PC có giá gấp ba lần Apple Arcade.

Nhưng dịch vụ này lại thiếu mất hai thứ: quảng cáo và giao dịch trong game, chúng là huyết mạch nuôi sống nền kinh tế trò chơi điện tử di động. Song, điểm thiếu sót này chính là một cuộc cách mạng hoàn hảo tới từ Apple. Bằng cách tạo ra một điểm nối vững chắc giữa gói thuê bao và quyền tiếp cận toàn bộ tựa game, công ty này hiện đang có cơ hội thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp game hướng tới một thứ gì đó bổ ích hơn là việc liên tục hút máu người chơi.

Hãy cùng nhìn qua danh sách ứng dụng hàng đầu trên App Store. Không cái tên nào trong số 50 game có doanh thu hàng đầu là không có giao dịch mua bán trong trò chơi. Tính năng này cũng hiện hữu trong 41 trên tổng số 50 tựa game miễn phí được tải về nhiều nhất. Thậm chí là cả khi bạn đã bỏ tiền để mua với mức giá giao động từ 1 – 8 USD thì vẫn có 37/50 tựa game hàng đầu đang tìm cách bòn rút thêm tiền của người chơi.

Đây chẳng phải là hiện tượng mới nổi của nền kinh tế ứng dụng, thậm chí có những tựa game miễn phí như Pokémon Go đã thu về hàng tỷ USD, vâng đúng thế, hàng tỷ đô la, từ những khoản mà người dùng bỏ ra để mua các vật phẩm ảo. Nhờ đó mà trải nghiệm chơi game đã bị biến chất thành chuỗi cảm giác kích thích của việc tiêu tiền. Thậm chí tính năng lootbox, nơi mà người dùng bỏ tiền ra để thu về những vật phẩm ngẫu nhiên trong trò chơi, đang được xem xét kĩ lưỡng vì nhiều người cho rằng tính năng này có điểm tương đồng với cờ bạc.

Trong cái nền kinh tế ấy, Apple cũng là một kẻ đồng lõa bằng việc lấy 30% chiết khấu từ tất cả các giao dịch trong game (Google cũng không phải là ngoại lệ). Tuy vậy, công ty này cũng đã cố gắng quảng bá những ứng dụng không "hút máu". Vào năm 2015, Apple đã mở ra một khu vực mới trên App Store dành cho những tựa game "trả tiền một lần và chơi". Song ngoài các siêu phẩm ra thì những tựa game này phải trải qua hành trình rất gian nan. Đối thủ của chúng là những tựa game với "vẻ ngoài" miễn phí, giúp chúng dễ dàng được người dùng chọn mua. Bên cạnh đó, các studio game cũng dần xa lánh việc sản xuất game trả tiền, đẩy "loài" này rơi vào sách đỏ.

Nhà sáng lập của Snowman, studio game indie nổi tiếng với tựa game Alto's Adventure, Ryan Cash, kể rằng: "Làn sóng game indie thực chất đã dần nổi lên từ 10 năm trước, nhưng phải tới 2 hay 3 năm gần đây, chúng mới nhận được sự ưu ái lớn hơn từ phía thị trường. Việc kiếm tiền để thực hiện những thử nghiệm đã dần trở nên khó khăn hơn rất nhiều cho các nhà phát triển game indie. Thậm chí tôi còn nghe nói rằng có người đã từ bỏ làm game trên điện thoại di động, hoặc nếu là tôi thì hiển nhiên sản phẩm được ra mắt sẽ là các tựa game miễn phí".

Sự đổi mình ấy có thể được trình diễn bằng những con số. Vào tháng 8/2014, theo thống kê của công ty phân tích ứng dụng SensorTower thì game trả phí chỉ chiếm thị phần 37% trên kho ứng dụng App Store. Tháng trước, con số ấy đã giảm xuống còn 13%. Chỉ 5,5% số game được ra mắt trên App Store trong tháng Tám vừa qua là game trả phí, bằng khoảng 1/5 so với cùng thời điểm của 5 năm về trước. Đáng buồn hơn nữa là tháng trước, doanh thu từ các tựa game trả phí chỉ chiếm 1,4% trên tổng số doanh thu của các trò chơi trong App Store.

Sự ra đời của Apple Arcade sẽ không ngay lập tức đảo ngược con số ấy. Các nhà phát hành game lớn vấn sẽ tiếp tục thúc đẩy giao dịch mua hàng trong game và khách hàng của họ vẫn sẽ tiếp tục "đổ máu" vào đó. Đồng sáng lập của SensorTower, Alex Malafeev, cho rằng: "Game miễn phí vẫn sẽ tiếp tục là hình mẫu game thống trị mà đó sẽ là nguồn của phần lớn doanh thu được tạo ra. Hình thức ấy đã được chứng minh là một phương thức kiếm tiền lý tưởng từ kiểu trả nghiệm chơi game mà phần đông người dùng phổ thông hiện nay đang mong đợi từ thiết bị di động của mình".

Tuy nhiên, Apple Arcade sẽ tạo ra một con đường cho các nhà phát triển game độc lập để có thể theo đuổi những tựa game đầy tham vọng, thứ mà người dùng sẽ tìm ra và trải nghiệm nó. Dịch vụ ấy sẽ là thứ nắm lấy sự tồn tại của một mô hình kinh doanh chú trọng vào cái chất phác, ngây thơ và sáng tạo hơn là cái gượng ép. Nó tưởng thưởng những tựa game được thiết kế có mục đích hướng tới các thiết bị iOS chứ không phải những thứ cẩu thả, sơ sài được lấy từ các nền tảng khác, đây chính là điểm sẽ làm cho trải nghiệm với các tựa game này trở nên mạch lạc hơn. Tất cả những điểm ấy, chỉ với 5 USD mỗi tháng. Không tệ.

Một trong những tựa game được ra mắt cùng với Apple Arcade là Where Cards Fall (tạm dịch: Những lá bài sẽ rơi về đâu), trò chơi này đã trải qua gần một thập kỉ phát triển. Sam Rosenthal đã lấy ý tưởng này làm một dự án hồi còn là sinh viên tại trường Đai học Nam California. Ban đầu, anh quan niệm rằng một tựa game giải đố phải là một thứ chỉ nên trải nghiệm trên iPad. Bạn thậm chí có thể nhận thấy quan niệm này từ trong trailer của game nhờ vào lối xây dựng không gian có phần giống phim ảnh, thứ mà vốn chỉ xuất hiện trên các dòng game cho PC và hệ máy console.

Bốn năm trước, Snowman đã giúp mở rộng tầm nhìn của Rosenthal tới dòng máy iPhone và Apple TV. Cash cho biết: "Những năm gần đây chúng tôi đã dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề nan giải này, chúng tôi muốn ai cũng cũng có thể được trải nghiệm sản phẩm này nhưng đồng thời nó không thể là một tựa game miễn phí, bởi chắc chắn nó sẽ bị phá hủy bởi quảng cáo. Chúng tôi cũng đã hiểu rằng nó sẽ phải là một trò chơi cao cấp. Nhưng vấn đề là với kiểu trò chơi của Where Cards Fall, có lẽ mức giá của nó sẽ phải là 20 USD. Hoặc nếu chúng tôi treo giá nó chỉ 0,99 USD chẳng hạn, điều này sẽ hạ thấp cái giá trị của tựa game, mà chúng tôi lại không hề muốn hướng tới nhóm đối tượng của các tựa game miễn phí".

Có lẽ đối với Cash và Rosenthal, thời điểm xuất hiện của Apple Arcade là một điều tích cực. Thay vì phải chọn lựa giữa một tá những hướng đi tệ hại để tìm ra được hình mẫu kinh doanh phù hợp cho Where Cards Fall thì giờ đây họ đã có một lựa chọn rất tiềm năng. Không chỉ vậy, tựa game cũng sẽ có chỗ đứng để vươn tới hướng đối tượng lớn hơn rất nhiều so với khi nó tự mình xoay xở.

Cash cho tin rằng: "Apple Arcade có thể sẽ gợi ý cho người dùng các tựa game đánh golf hoặc hành động hay đua xe chẳng hạn, rồi sau đó những người này bỗng nhiên nhìn thấy Where Cards Fall và thử nó mà không nhất thiết phải bỏ tiền ra để mua trò chơi này. Đây cũng là một hình thức giúp mọi người khám phá ra những tựa game mới".

Apple Arcade sẽ tái định hình game di động như thế nào?

Tuy vậy vẫn có những mặt trái đối với dịch vụ này. Apple Arcade mang lại một trải nghiệm được chọn lọc kĩ lưỡng, có nghĩa là nhiều nhà phát triển sẽ bị bỏ rơi. Bên cạnh đó, mức giá thuê bao quá phải chăng cũng chính là nguy cơ làm giảm giá trị của những tựa game chất lượng cao, hoặc ít nhất là nó sẽ khiến mọi người không sẵn sàng bỏ tiền ra mua những tựa game trả phí khác nằm ngoài sự bảo trợ của dịch vụ này. Tại sao phải bỏ tới 8 USD cho một tựa game indie hấp dẫn trong khi đó Apple Arcade còn có nhiều trò chơi hơn số mà bạn mong mình sẽ thử qua với mức giá phải chăng hơn.

Thế nhưng, dịch vụ này sẽ khuyến khích các nhà phát triển tạo ra những trò chơi thú vị và hấp dẫn theo cách của riêng họ, cùng với đó là tìm ra những cấu trúc và lối dẫn truyện không còn phù hợp với khuôn mẫu của các tựa game miễn phí. Song điều này không có nghĩa là không phải trò chơi nào trên Apple Arcade sẽ đi theo hình thức này. Các nhà phát triển sẽ được trả tiền dựa trên lượng thời gian người chơi dành ra cho sản phẩm của họ, có nghĩa là họ sẽ tìm ra nhiều cách thức nhất để có thể giữ chân bạn ở trong thế giới họ vẽ ra lâu nhất có thể (đây là hình mẫu mà Apple cực kì yêu thích với dịch vụ News của mình). Tuy nhiên, điểm khác biệt là lượng thời gian bạn dành cho các trò chơi này sẽ không bao giờ vượt quá giá tiền của gói thuê bao.

Quan trọng hơn là, không chỉ có các tựa game indie, nhiều ông lớn trong làng game như Ubisoft, Square Enix, Konami, Capcom và Lego cũng đã đều đóng góp sản phẩm của mình vào dịch vụ này. Đúng, những công ty này vẫn sẽ làm những tựa game AAA hút khách, nhưng họ cùng những cửa hàng nhỏ lẻ hơn hoàn toàn có quyền để đi theo một con đường đầy rủi ro trước khi có sự tồn tại của Apple Arcade.

Cash cho biết: "Chúng ta mới chỉ nói về bề nổi của các trò chơi nói chung. Hiện vẫn còn chưa đủ số thử nghiệm cần thiết. Tuy nhiên ít không có nghĩa là không có, nhưng tôi tin rằng điều này sẽ cho phép chúng ta lặn sâu hơn, chấp nhận rủi ro lớn hơn và thử nghiệm những điều khác biệt".

Đã hơn 10 năm kể từ ngày App Store đi vào hoạt động, vấn đề hiện tại chỉ còn là thời gian.

Trung ND theo Wired

Chủ đề khác