VnReview
Hà Nội

Nghệ thuật sống hạnh phúc của một số quốc gia trên thế giới

Mỗi nền văn hóa có khái niệm hạnh phúc khác nhau. Nhà văn Helen Russell, tác giả của cuốn sách "Bí mật cách để hạnh phúc" đã đưa chúng ta đi vòng quanh thế giới để cảm nhận định nghĩa hạnh phúc riêng biệt tại hơn 30 quốc gia.

Mỗi chương trong cuốn sách là một quốc gia và khái niệm hạnh phúc khác nhau, ví dụ như Sobremesa và Tapeo ở Tây Ban Nha, Tarab ở Syria, Tūrangawaewae và Haka ở New Zealand. Dưới đây là 5 lý tưởng hạnh phúc ít được biết đến và thường bị hiểu nhầm trong cuốn sách của tác giả.

Joie de vivre ở Canada

Người Pháp đặt ra cụm từ này có nghĩa là "niềm vui của cuộc sống", tuy nhiên người Canada tiến bộ hơn vì họ tìm kiếm niềm vui ở tất cả mọi thứ. Dù cho ngoài trời tuyết phủ dầy như thế nào, hay họ phải lái xe đường dài... thì lối sống "Joie de vivre" sẽ giúp họ sẵn sàng cởi mở với tất cả mọi thứ, bất kể ai, bất kì điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào - theo kiểu "Chúng tôi sẽ cố gắng. Chúng tôi sẽ làm tốt."

Joie de vivre của người Canada là lễ kỷ niệm 360 độ của cuộc sống. Để tham gia vào lễ hội, hãy bắt đầu ở;Montreal, còn gọi là Thành phố Lễ hội. Ở đây, các sự kiện diễn ra khắp thành phố, người dân địa phương tham gia rất đông đúc. Người Canada vô cùng cởi mở, họ tham gia các hoạt động ngoài trời trong bất kì tiết trời, họ vẫn chèo thuyền kayak, trượt tuyết, leo núi...và thậm chí là sex.

Pura vida ở Costa Rica

Pura vida, hay cuộc sống thuần túy, không chỉ là một khẩu hiệu tiếp thị du lịch mà còn thể hiện thái độ sống của người Costa Rica - ưu tiên những gì quan trọng nhất lên trên hết. Ở Costa Rica, chính phủ tài trợ cho giáo dục, y tế và bảo tồn hơn là quân đội, và gia đình và bạn bè là số 1. Theo nhà văn Russell, họ thậm chí gọi ngày chủ nhật là "Grandma Day".

Du khách có thể dễ dàng cảm nhận Pura vida vì người Costa Rica hòa đồng, họ coi đó là một phần của văn hóa Pura vida. Nhà văn cho biết: "Khi người Costa Rica gặp bạn lần đầu tiên, họ cực kì thân thiện. Lần thứ hai bạn gặp họ, họ sẽ ôm bạn và đến lần thứ ba, bạn sẽ trở thành người bạn của họ."

Dolce far niente ở Ý

Russell giải thích: "Dolce far niente là lúc tận hưởng niềm vui khi không làm gì". Thay vì buồn phiền về rắc rối, trở ngại, người Ý chọn cách cười trước biến cố và thái độ phớt lờ 'Ai quan tâm?". Thay vào đó, họ lãng quên chúng và tìm phút giây hạnh phúc xung quanh mình, ngay trong những điều nhỏ nhoi nhất.

Mặc dù người Ý không sử dùng từ "hạnh phúc" nhiều nhưng trong mỗi người Ý lại có thái độ hạnh phúc tích cực bằng cách gạt nỗi buồn sang một bên dành chỗ cho những điều tốt đẹp. Người Ý quan niệm ‘không có việc gì quá nghiêm trọng, chỉ có tận hưởng khoảng khắc nhàn rỗi mới là quan trọng'.

Wabi sabi ở Nhật Bản

Wabi có nghĩa là "giản đơn" và "sabi" dịch ra là "vẻ đẹp của tuổi tác và lão hóa". Cả hai từ hàm nghĩa rằng hạnh phúc được sinh ra bằng cách chấp nhận và chào mừng - sự không hoàn hảo và tính phù du. Triết lý này được cô đọng trong kintsugi  - nghệ thuật sửa chữa đồ gốm vỡ của Nhật Bản bằng một loại sơn mài đặc biệt phủ bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Sơn mài không che giấu các vết nứt, ngược lại nó gây sự chú ý, "vì những vết sẹo làm cho một cái gì đó đẹp và có giá trị". Hãy quan sát sự thay đổi của thế giới tự nhiên - phát triển cũng như hủy diệt - bạn sẽ thấy triết lý wabi sabi đúng.

Nhà văn cho biết: "Wabi sabi là công cụ để tái tạo chính mình". Chúng ta không thể thay đổi thực tế rằng chúng ta bận rộn và stress nhưng chúng ta có thể dành thời gian hòa nhập với thiên nhiên rồi sau đó trở lại với bộn bề cuộc sống. Thực tế, vào rừng rất được người Nhật coi trọng. Ngoài ra, người Nhật ưa chuộng việc tắm suối khoáng nóng (onsen) để thư thái tâm trí.

 Azart ở Nga

Nhà văn Russell nói "Nga là quốc gia lạnh khắc nghiệt, vì vậy người Nga nắm bắt hạnh phúc bằng cả hai tay". Lối sống azart (hay còn gọi là ardor) chính là động lực tận dụng mọi thứ mà cuộc sống tạo ra cho bạn, nắm lấy cơ hội, bất kể hậu quả ra sao. Russell nói: "Ngoài ra, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn, đau khổ, nhưng hãy nghĩ bạn chịu khổ để chờ niềm vui."

Russell nói: "Có điều này, ở Nga, bạn sẽ phải cần nhiệt cho cơ thể mọi lúc" Nhưng để cơ thể nóng lên bạn phải chịu đựng, điều đó có thể lý giải tại sao văn hóa nhà tắm của Nga không chỉ khiến người ta toát mồ hôi đầm đìa mà bạn còn phải dùng roi cây tự đánh vào người sau đó mới ra ngoài trời mưa tuyết. Trải nghiệm chuyến tàu xuyên Siberia để cảm nhận cảnh mọi người chen chúc nhau trên hành trình diễn ra nhiều ngày, chia sẻ thức ăn, chia sẻ chỗ nằm và trò chuyện. Bạn sẽ thấy thái độ sống của người Nga, combo tất cả cảm xúc từ sự phấn khích, chấp nhận rủi ro và đau khổ đến hạnh phúc. "Thật khó giải thích" Russell nói. "Đây không phải cảm giác thoải mái, ấm cúng. Nó giống hơn là bạn đang thực sự sống."

Theo dulich.petrotimes.vn

Chủ đề khác