VnReview
Hà Nội

Tại sao chỉ uống 1 ly rượu hay 1 cốc bia, vẫn tỉnh táo lái được xe, mà lại bị phạt?

Mấy hôm nay, các phương tiện truyền thông đều đưa tin về việc Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định về xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Điều đáng lưu ý là, bất kể ai là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dù là đi xe đạp, mà uống dù chỉ một cốc bia, cũng đều sẽ có các mức phạt nghiêm khắc, nâng cao mức phạt và bổ sung các mức phạt mới. Tinh thần của Nghị định này là "Đã uống rượu bia, không lái xe".

uống rượu bia bị phạt bao nhiêu

Cụ thể, người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở trước đây bị xử phạt 16 - 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng, thì nay sẽ bị phạt 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

Đồng thời, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, Nghị định 100 cũng quy định phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Điều này có nghĩa là, cứ trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn, tức là chỉ uống "một chút", là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã bị phạt, nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Mức phạt này trước đây chưa có quy định.

Đáng chú ý, người đi xe đạp, xe đạp điện mà sử dụng rượu, bia cũng sẽ bị phạt ở mức cao nhất từ 400.000 đồng - 600.000 đồng. Đây cũng là quy định mới.

Cụ thể các mức phạt như sau:

các mức phạt do uống rượu bia

Các mức phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn

Ánh Dương

Chủ đề khác