VnReview
Hà Nội

Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyển toàn bộ hệ thống máy tính từ hệ điều hành Windows sang Linux

Chính phủ Hàn Quốc đang muốn giảm sự phụ thuộc vào công ty công nghệ Mỹ cũng như giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm.

Mới đây, chính phủ Hàn Quốc đã chính thức tuyên bố sẽ chuyển toàn bộ các hệ thống máy tính đang được sử dụng tại các cơ quan chính phủ nước này, từ cấp trung ương và địa phương, từ hệ điều hành Windows sang nền tảng hệ điều hành Linux bắt đầu từ cuối năm 2020.

Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyển toàn bộ hệ thống máy tính từ hệ điều hành Windows sang Linux | Chính phủ Hàn Quốc đang muốn giảm sự phụ thuộc vào công ty công nghệ Mỹ cũng như giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm.  Mới đây, chính phủ Hàn Quốc đã chính thức tuyên bố sẽ chuyển toàn bộ các hệ thống máy tính đang được sử dụng tại các cơ quan chính phủ nước này, từ cấp trung ương và địa phương, từ hệ điều hành Windows sang nền tảng hệ điều hành Linux bắt đầu từ cuối năm 2020. Có hai lý do chính đằng sau quyết định này của chính quyền Seoul. Thứ nhất, Hàn Quốc đang tìm cách giảm lệ thuộc vào công nghệ của Microsoft nói chung và hệ điều hành Windows nói riêng. Thứ hai, chính quyền nước này đang có ý định cắt giảm các chi phí liên quan bản quyền phần mềm – trong khi Linux lại là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí.  Choi Jang-hyuk, Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, cho biết: "Chúng tôi sẽ giảm thiểu việc lệ thuộc vào một công ty duy nhất, đồng thời giảm ngân sách bằng cách sử dụng một hệ điều hành mã nguồn mở."  Dù hầu hết các phiên bản Linux hiện nay đều được cung cấp miễn phí, song chi phí để chuyển toàn bộ 3,3 triệu máy vi tính từ nền tảng hệ điều hành Windows 7 sang Linux theo ước tính của các quan chức Hàn Quốc vẫn lên đến khoảng 780 tỷ won (tương đương khoảng 655 triệu USD). Chi phí này dự kiến được sử dụng để chi trả cho việc triển khai thực hiện ự án, chuyển đổi các phần mềm, dữ liệu và mua sắm máy tính mới. Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra chỉ một tháng sau khi Microsoft chính thức ngừng hỗ trợ các bản cập nhật cho hệ điều hành Windows 7 và chuyển sang chế độ hỗ trợ mở rộng (yêu cầu các tổ chức phải trả thêm phí mở rộng để tiếp tục nhận được cập nhật cho hệ điều hành 11 năm tuổi này). Trong khi đó, đây lại là hệ điều hành máy tính được sử dụng rộng rãi trên các máy tính sử dụng trong chính quyền Hàn Quốc. Để thực hiện kế hoạch này, đầu tiên, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc dự định sẽ tiến hành thử nghiệm trước để đánh giá và phát hiện các vấn đề về tương thích và bảo mật khi sử dụng hệ điều hành mới. Việc này được đánh giá là cần thiết trong bối cảnh nhiều trang web chính phủ, các thiết bị mạng và phần mềm tại Hàn Quốc được thiết kế để tương thích với các hệ điều hành Windows. Nếu quá trình thử nghiệm được đánh giá là thành công, chính phủ Hàn Quốc sẽ tiến hành triển khai sử dụng hệ điều hành Linux trên quy mô rộng hơn. Động thái của Hàn Quốc được cho là sẽ hối thúc nhiều quốc gia khác trên thế giới có các giải pháp công nghệ tương tự để thay thế nền tảng đang thống trị của Microsoft.  Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Hàn Quốc sẽ chuyển sang sử dụng bản phân phối Linux nào, hay sẽ tạo ra một phiên bản Linux riêng như Red Star OS của Triều Tiên hay các phiên bản Linux do các công ty công nghệ Trung Quốc phát triển. Được biết, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đang sử dụng một bản phân phối Linux dựa trên Ubuntu, có tên gọi Harmonica OS 3.0. Còn phihas Bưu điện Hàn Quốc lại đang chuyển đổi sang TMaxOS, một hệ điều hành do chính Hàn Quốc phát triển, sử dụng trình duyệt web nhân Chromium có tên ToGate. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng và Bộ Hành chính công và An ninh Hàn Quốc cũng sử dụng một bản phân phối Linux đặc biệt được phát triển trên nền Debian, có tên gọi GooRoom Cloud OS. Tuy nhiên, GooRoom Cloud hoạt động giống hệ điều hành web Chrome OS hơn là các phiên bản Linux truyền thống, bởi phần lớn chức năng của nó chạy trên nền tảng đám mây.  Chính phủ Hàn Quốc còn dự định triển khai chương trình

Có hai lý do chính đằng sau quyết định này của chính quyền Seoul. Thứ nhất, Hàn Quốc đang tìm cách giảm lệ thuộc vào công nghệ của Microsoft nói chung và hệ điều hành Windows nói riêng. Thứ hai, chính quyền nước này đang có ý định cắt giảm các chi phí liên quan bản quyền phần mềm – trong khi Linux lại là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí.

Choi Jang-hyuk, Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, cho biết: "Chúng tôi sẽ giảm thiểu việc lệ thuộc vào một công ty duy nhất, đồng thời giảm ngân sách bằng cách sử dụng một hệ điều hành mã nguồn mở."

Dù hầu hết các phiên bản Linux hiện nay đều được cung cấp miễn phí, song chi phí để chuyển toàn bộ 3,3 triệu máy vi tính từ nền tảng hệ điều hành Windows 7 sang Linux theo ước tính của các quan chức Hàn Quốc vẫn lên đến khoảng 780 tỷ won (tương đương khoảng 655 triệu USD). Chi phí này dự kiến được sử dụng để chi trả cho việc triển khai thực hiện ự án, chuyển đổi các phần mềm, dữ liệu và mua sắm máy tính mới.

Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra chỉ một tháng sau khi Microsoft chính thức ngừng hỗ trợ các bản cập nhật cho hệ điều hành Windows 7 và chuyển sang chế độ hỗ trợ mở rộng (yêu cầu các tổ chức phải trả thêm phí mở rộng để tiếp tục nhận được cập nhật cho hệ điều hành 11 năm tuổi này). Trong khi đó, đây lại là hệ điều hành máy tính được sử dụng rộng rãi trên các máy tính sử dụng trong chính quyền Hàn Quốc.

Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyển toàn bộ hệ thống máy tính từ hệ điều hành Windows sang Linux | Chính phủ Hàn Quốc đang muốn giảm sự phụ thuộc vào công ty công nghệ Mỹ cũng như giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm.  Mới đây, chính phủ Hàn Quốc đã chính thức tuyên bố sẽ chuyển toàn bộ các hệ thống máy tính đang được sử dụng tại các cơ quan chính phủ nước này, từ cấp trung ương và địa phương, từ hệ điều hành Windows sang nền tảng hệ điều hành Linux bắt đầu từ cuối năm 2020. Có hai lý do chính đằng sau quyết định này của chính quyền Seoul. Thứ nhất, Hàn Quốc đang tìm cách giảm lệ thuộc vào công nghệ của Microsoft nói chung và hệ điều hành Windows nói riêng. Thứ hai, chính quyền nước này đang có ý định cắt giảm các chi phí liên quan bản quyền phần mềm – trong khi Linux lại là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí.  Choi Jang-hyuk, Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, cho biết: "Chúng tôi sẽ giảm thiểu việc lệ thuộc vào một công ty duy nhất, đồng thời giảm ngân sách bằng cách sử dụng một hệ điều hành mã nguồn mở."  Dù hầu hết các phiên bản Linux hiện nay đều được cung cấp miễn phí, song chi phí để chuyển toàn bộ 3,3 triệu máy vi tính từ nền tảng hệ điều hành Windows 7 sang Linux theo ước tính của các quan chức Hàn Quốc vẫn lên đến khoảng 780 tỷ won (tương đương khoảng 655 triệu USD). Chi phí này dự kiến được sử dụng để chi trả cho việc triển khai thực hiện ự án, chuyển đổi các phần mềm, dữ liệu và mua sắm máy tính mới. Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra chỉ một tháng sau khi Microsoft chính thức ngừng hỗ trợ các bản cập nhật cho hệ điều hành Windows 7 và chuyển sang chế độ hỗ trợ mở rộng (yêu cầu các tổ chức phải trả thêm phí mở rộng để tiếp tục nhận được cập nhật cho hệ điều hành 11 năm tuổi này). Trong khi đó, đây lại là hệ điều hành máy tính được sử dụng rộng rãi trên các máy tính sử dụng trong chính quyền Hàn Quốc. Để thực hiện kế hoạch này, đầu tiên, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc dự định sẽ tiến hành thử nghiệm trước để đánh giá và phát hiện các vấn đề về tương thích và bảo mật khi sử dụng hệ điều hành mới. Việc này được đánh giá là cần thiết trong bối cảnh nhiều trang web chính phủ, các thiết bị mạng và phần mềm tại Hàn Quốc được thiết kế để tương thích với các hệ điều hành Windows. Nếu quá trình thử nghiệm được đánh giá là thành công, chính phủ Hàn Quốc sẽ tiến hành triển khai sử dụng hệ điều hành Linux trên quy mô rộng hơn. Động thái của Hàn Quốc được cho là sẽ hối thúc nhiều quốc gia khác trên thế giới có các giải pháp công nghệ tương tự để thay thế nền tảng đang thống trị của Microsoft.  Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Hàn Quốc sẽ chuyển sang sử dụng bản phân phối Linux nào, hay sẽ tạo ra một phiên bản Linux riêng như Red Star OS của Triều Tiên hay các phiên bản Linux do các công ty công nghệ Trung Quốc phát triển. Được biết, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đang sử dụng một bản phân phối Linux dựa trên Ubuntu, có tên gọi Harmonica OS 3.0. Còn phihas Bưu điện Hàn Quốc lại đang chuyển đổi sang TMaxOS, một hệ điều hành do chính Hàn Quốc phát triển, sử dụng trình duyệt web nhân Chromium có tên ToGate. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng và Bộ Hành chính công và An ninh Hàn Quốc cũng sử dụng một bản phân phối Linux đặc biệt được phát triển trên nền Debian, có tên gọi GooRoom Cloud OS. Tuy nhiên, GooRoom Cloud hoạt động giống hệ điều hành web Chrome OS hơn là các phiên bản Linux truyền thống, bởi phần lớn chức năng của nó chạy trên nền tảng đám mây.  Chính phủ Hàn Quốc còn dự định triển khai chương trình

Để thực hiện kế hoạch này, đầu tiên, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc dự định sẽ tiến hành thử nghiệm trước để đánh giá và phát hiện các vấn đề về tương thích và bảo mật khi sử dụng hệ điều hành mới. Việc này được đánh giá là cần thiết trong bối cảnh nhiều trang web chính phủ, các thiết bị mạng và phần mềm tại Hàn Quốc được thiết kế để tương thích với các hệ điều hành Windows.

Nếu quá trình thử nghiệm được đánh giá là thành công, chính phủ Hàn Quốc sẽ tiến hành triển khai sử dụng hệ điều hành Linux trên quy mô rộng hơn. Động thái của Hàn Quốc được cho là sẽ hối thúc nhiều quốc gia khác trên thế giới có các giải pháp công nghệ tương tự để thay thế nền tảng đang thống trị của Microsoft.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Hàn Quốc sẽ chuyển sang sử dụng bản phân phối Linux nào, hay sẽ tạo ra một phiên bản Linux riêng như Red Star OS của Triều Tiên hay các phiên bản Linux do các công ty công nghệ Trung Quốc phát triển. Được biết, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đang sử dụng một bản phân phối Linux dựa trên Ubuntu, có tên gọi Harmonica OS 3.0. Còn phihas Bưu điện Hàn Quốc lại đang chuyển đổi sang TMaxOS, một hệ điều hành do chính Hàn Quốc phát triển, sử dụng trình duyệt web nhân Chromium có tên ToGate. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng và Bộ Hành chính công và An ninh Hàn Quốc cũng sử dụng một bản phân phối Linux đặc biệt được phát triển trên nền Debian, có tên gọi GooRoom Cloud OS. Tuy nhiên, GooRoom Cloud hoạt động giống hệ điều hành web Chrome OS hơn là các phiên bản Linux truyền thống, bởi phần lớn chức năng của nó chạy trên nền tảng đám mây.

Chính phủ Hàn Quốc còn dự định triển khai chương trình "máy tính như một dịch vụ" (Desktop as a Service - DaaS), theo đó người sử dụng sẽ truy cập vào một môi trường máy tính ảo chạy trên các máy chủ đám mây để làm việc (thay vì sử dụng hệ điều hành lưu trên ổ cứng và các tài nguyên máy tính cục bộ) từ nửa sau năm 2020. Theo ước tính, với DaaS, Hàn Quốc sẽ tiết kiệm được đến 72% chi phí duy trì và vận hành các hệ thống PC truyền thống. Các tiêu chuẩn an ninh và mô hình cho DaaS hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển và dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm vào tháng 10 năm nay.

Theo FOSS Linux, việc chính quyền Hàn Quốc chuyển sang sử dụng Linux là một tin vui đối với cộng đồng người dùng Linux trên thế giới nói chung. Những người này từ lâu đã luôn khẳng định Linux là hệ điều hành tốt hơn so với Microsoft Windows. Việc chính phủ của một quốc gia nghiêm túc cân nhắc sử dụng hệ điều hành này làm giải pháp thay thế khả thi cho Windows càng giúp củng cố thêm niềm tin của những người này vào hệ điều hành Linux. Hi vọng chính phủ Hàn Quốc sẽ thành công với dự án này.

Quang Huy

Chủ đề khác