VnReview
Hà Nội

Dữ liệu vị trí của Google biến người đi xe đạp thành tội phạm

Những người hay mang theo điện thoại thông minh để theo dõi hoạt động thể thao của bản thân chắc hẳn sẽ chẳng ngờ được rằng một ngày nào đó mình sẽ bị vướng vào "vòng lao lí" do chính thói quen kể trên.

Tạo "hiện trường tắc đường giả nhờ vào 99 chiếc điện thoại thông minh

Google Street View và Earth đã "phủ sóng" tới 98% diện tích có người sinh sống trên Trái Đất

Từ người đi xe đạp vô tội trở thành nghi phạm ăn trộm do dữ liệu vị trí của Google

Zachary McCoy, Gainesville, bang Florida, lúc ấy chỉ đơn giản nghĩ rằng anh đang ghi lại hoạt động đạp xe của mình trên lộ trình thường ngày khi đi ngang qua một; ngôi nhà bị trộm. Nhưng anh cũng chẳng thể ngờ được rằng chút nỗ lực với mục đích giảm cân ấy lại khiến mình trở thành nghi phạm trong một vụ trộm cướp.

Trang tin NBC News cho biết rằng dữ liệu vị trí từ Google của McCoy đã vô tình biến anh trở thành đối tượng của một cuộc điều tra liên quan tới hành vi trộm cắp. Dưới đây sẽ là phần diễn giải cho cách mà điều "kì diệu" này xảy ra.

Khi ấy, anh McCoy đang dùng ứng dụng RunKeeper để ghi lại hoạt động đạp xe của mình. Để có thể cho phép ứng dụng trên và Google theo dõi vị trí của mình, anh đã bật dịch vụ vị trí của Google từ trước đó.

Một ngày nọ, anh ngạc nhiên khi nhận được email của nhóm hỗ trợ điều tra pháp lí của Google. Trong đó cho biết rằng đội cảnh sát địa phương đã yêu cầu thu thập dữ liệu có liên quan tới tài khoản Google của anh. Nó cũng nói rằng dữ liệu của anh sẽ được cung cấp cho phía cảnh sát nếu anh McCoy không có lệnh ngăn chặn từ phía tòa án trong vòng bảy ngày.

Đọc xong, anh rơi vào trạng thái hoảng sợ thực sự. Sau khi lần theo mã số vụ án được cung cấp bởi Google, anh nhận ra rằng email trên đề cập tới một vụ đột nhập xảy ra tại vị trí cách nhà anh một dặm (1,6km).

Anh McCoy khẳng định rằng mình không hề biết nạn nhân và cũng chưa bao giờ đến thăm ngôi nhà này. Tuy nhiên anh vẫn sở hữu chiếc điện thoại có liên kết với tài khoản Google kể trên.

Sau đó, bố mẹ của anh McCoy đã dùng tiền tiết kiệm của mình để thuê một luật sư. Caleb Kenyon, vị luật sư được thuê đã đào sâu hơn và phát hiện ra rằng email từ Google kể trên có liên quan tới lệnh khám xét theo phạm vi – thứ cho phép phía cảnh sát có thể quét dữ liệu vị trí xung quanh hiện trường vụ án.

Chắc chắn là Google đã chia sẻ dữ liệu vị trí ẩn danh của anh McCoy cho phía cảnh sát. Dù rằng nó không cung cấp danh tính của anh nhưng nó là minh chứng cho việc anh đã ở trong phạm vi khu vực xảy ra vụ cướp vào tháng 3/2019.

Bức tranh lại được hé lộ thêm khi McCoy mở ứng dụng RunKeeper của mình ra xem. Anh đã thực hiện tra cứu lộ trình đạp xe của mình vào ngày xảy ra vụ trộm và nhận ra rằng mình đã đi qua ngôi nhà đó tới ba lần chỉ trong một giờ đồng hồ. Chắc chắn đây là thông tin đã thu hút sự chú ý của phía cảnh sát, anh nghĩ.

"Đây thực sự là một cơn ác mộng", anh McCoy nhớ lại. Anh kể tiếp: "Khi ấy tôi đang sử dụng một ứng dụng để xem mình đã đạp xe được bao nhiêu dặm, ấy vậy mà giờ nó lại biến tôi trở thành nghi phạm chính của quá trình điều tra".

Và kết quả là…

Rất may là McCoy và luật sư Kenyon của anh ta đã nộp đơn yêu cầu toàn án dân sự Alachua bác bỏ yêu cầu thu thập dữ liệu kể trên. Khi ấy Google vẫn chưa cung cấp tên của McCoy và các thông tin khác cho phía cảnh sát, nhưng nếu anh không can thiệp, đó là điều mà công ty này sẽ làm trong tương lai.

Luật sư Kenyon lập luận rằng lệnh rò xét khu vực là vi hiến và đi ngược lại với cách tiếp cận truyền thống trong việc tạo danh sách nghi phạm. Hướng tiếp cận này, thay vì đưa ra bằng chứng chứng minh ai đó có tội, sẽ yêu cầu các thông tin của nhiều người không liên quan để giúp tìm ra nghi phạm.

Kenyon khẳng định: "Việc quăng lưới bắt ‘cá' theo thời điểm xảy ra vụ án là biện pháp mù quáng để tìm ra kẻ trộm. Nó giống với cách giải án hay xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng về một chính phủ phát xít, phản địa đàng".

Đề nghị của McCoy và luật sư đã khiến cơ quan hành pháp phải suy nghĩ lại về lệnh rò xét của mình. Họ đã rút lại yêu cầu thu thập dữ liệu Google của anh McCoy và loại bỏ anh ra khỏi danh sách tình nghi.

Theo báo cáo của Google, số yêu cầu thu thập dữ liệu người dùng từ phía các nhà chức trách đang ngày càng tăng lên. Những yêu cầu này thậm chí còn dẫn tới nhiều vụ bắt bớ nhầm với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có cả giết người.

Mặc dù đây là công cụ có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc truy tìm tội phạm nhưng nó cũng là một mối đe dọa tới những người vô tội tình cờ có mặt tại hiện trường vào sai thời điểm.

Trường hợp của anh McCoy cũng rấy lên nhiều câu hỏi về một chủ đề lớn hơn xoay quanh quyền riêng tư và quyền sở hữu dữ liệu. Không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để tìm cho mình một luật sư như trong trường hợp của anh McCoy. Thậm chí, đa số mọi người còn chẳng thể biết được rằng mình có thể yêu cầu hủy bỏ lệnh thu thập thông tin chứ chẳng nói gì tới việc tự tìm một luật sư để làm điều đó.

Trung ND

Chủ đề khác