VnReview
Hà Nội

Sao Google Doodle giờ lại mừng ngày Lập Xuân 2020?

Hôm nay Doodle của Google lại chuyển sang hình hoạt họa kèm chú thích Mừng ngày lập xuân 2020 trong khi ngày bắt đầu của mùa Xuân 2020 vào thứ Ba ngày 4/2/2020 (tức ngày 11/01/2020 âm lịch).

Doodle này chú thích Mừng ngày lập xuân 2020 có nhấn mạnh đến cụm từ Bắc bán cầu, chỉ hiển thị ở một số quốc gia như Mỹ, Canada, Mexico, Ba Lan… và Việt Nam. Trong khi đó, ngày lập xuân 2020 như nói từ đầu đã qua, tức ngày 4/2. Nam bán cầu cũng có ngày lập xuân, nhưng thường rơi vào quý cuối trong năm.

Theo giải thích của Google, lập xuân là thời điểm mà ngày và đêm có độ dài như nhau. Mọi người ở vào thời điểm lập xuân trên khắp nơi đều có 12 giờ ban ngày và 12 giờ đêm. Người Maya cổ đại đã háo hức chờ đợi vào thời điểm này trong năm, khi mặt trời chiếu bảy cái bóng hoàn hảo trên Đền Kukulcan và báo hiệu một vụ mùa bội thu. Shakespeare biết ngày này là một tín hiệu tốt cho đôi lứa, khi những con chim biết hót trở lại và mùi hương hoa tử đinh hương bắt đầu lan tỏa trong không khí. Đây là mùa của mùa đổi mới và những ngày ấm áp sắp tới.

Sao Google Doodle giờ lại mừng ngày Lập Xuân 2020?

Vậy tại sao Google lại cho ngày lập xuân vào hôm nay?

Thực ra, ngày lập xuân (xuân phân) này là tính theo đánh giá của ngành Thiên văn học phương Tây, và nó xảy ra ở Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Và xuân phân thời điểm này ở Việt Nam có vẻ có sự nhầm lẫn. Thực tế, năm nay xuân phân ở Mỹ rơi vào ngày 20/3, nhưng tính theo giờ Việt Nam là ngày 19/3, tức hôm nay.

Lập Xuân là ngày của 24 tiết khí, nó cố định vào ngày 4 hoặc 5/2 Dương lịch. Nhiều người cho rằng, dựa vào Âm lịch để tính tiết khí là sáng tạo mà tổ tiên chúng ta đã áp dụng để bù đắp vào chỗ khiếm khuyết của Âm lịch đã không phản ánh được biến thiên về mùa vụ của thiên nhiên.

Đông Chí và Xuân Phân cách nhau 91 ngày. Lập Xuân ở vào giữa hai tiết khí này, tức là sau Đông Chí 45 ngày. Nếu chỉ căn cứ vào vận động của quả đất về thiên văn học, thì Lập Xuân coi là bắt đầu từ mùa Xuân đại để chính xác. Vì rằng, lúc này ánh sáng mặt trời đang từ vị trí cực Nam quá độ chuyển vào vị trí ở giữa, tức là giai đoạn quá độ từ mùa Đông sang mùa Xuân.

Nhưng nếu tính toán như vậy, thực tế vẫn chưa phù hợp với biến đổi của thời tiết. Vấn đề là ở chỗ nào?

Khi chúng ta cảm thấy thời tiết nóng hay lạnh không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi góc độ ánh sáng mặt trời biến đổi mà biến đổi theo, mà là sau khi ánh sáng mặt trời chiếu xạ xuống mặt đất, nhiệt lượng phóng ra nhiều ít mà làm thay đổi độ nóng lạnh. Bản thân quả đất là một dung khí giữ nhiệt, từ sau Xuân Phân (22/3 Dương lịch), mặt trời ngày càng cao lên, mặt đất ngày càng tiếp nhận nhiệt năng, đến Hạ Chí (22/6) là đỉnh điểm.

Nhưng mà mặt đất phải mất từ 1 – 2 tháng mới tích lũy đủ nhiệt lượng, khiến nhiệt độ ở Bắc bán cầu đạt tới điểm cao nhất. Vì vậy ở Bắc bán cầu, những ngày nóng nhất không phải là tháng 6 mà là tháng 7, tháng 8. Đến mùa Đông, mặt trời từ phía Nam chiếu chếch xuống mặt đất, mặt đất bắt đầu mất đi nhiệt lượng, thu không đủ chi.

Đến Đông Chí ( ngày 22/12 Dương lịch) mặt trời ở vị trí cực Nam, nhưng lúc này thu không đủ chi chưa đạt tới đỉnh điểm, mà phải chờ 1 – 2 tháng sau Bắc bán cầu mới hết nhiệt lượng, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, lúc này đúng vào tiết Lập Xuân. Vì vậy, mùa Đông thường đến Lập Xuân mới là lạnh nhất.

Nếu lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết, thế thì bắt đầu mùa Xuân phải là sau trung tuần tháng 3. Lúc này đúng là Xuân Phân (22/3 Dương lịch). Vì vậy, ngành Thiên văn học lấy Xuân Phân làm bắt đầu mùa Xuân, rồi lại lấy Hạ Chí làm bắt đầu của mùa Hạ, Thu Phân bắt đầu của mùa Thu, Đông Chí bắt đầu của mùa Đông.

Thanh Hồng

Chủ đề khác