VnReview
Hà Nội

Các hãng hàng không có sở hữu toàn bộ máy bay mình vận hành hay không?

Chúng ta thường nghĩ rằng các hãng hàng không có quyền tùy ý thiết kế những hình vẽ trên thân máy bay và vận hành nó là do họ sở hữu nó. Song, cái gánh nặng tài chính của việc tự mua một chiếc máy bay mới nặng nề tới nỗi hầu như toàn bộ các hàng không đều đưa ra giải pháp là đi thuê máy bay.

Vì sao các hãng hàng không vẫn phải duy trì những chuyến bay trống khách?

Ngừng chở khách tới Việt Nam, máy bay chật kín hàng hóa

Các hãng hàng không có sở hữu toàn bộ máy bay mình vận hành hay không?

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ thêm về chức năng của loại dịch vụ này đối với ngành hàng không.

Tại sao các hãng hàng không lại đi thuê máy bay?

Nếu một hãng hàng không muốn bổ sung máy bay mới vào đội bay của mình, họ có hai lựa chọn: mua hoặc là thuê. Giả sử hãng Qatar Airways đang muốn mở rộng hoạt động, để làm được điều này họ cần một phi đội mới bao gồm 10 chiếc Boeing 787. Nếu hãng này có đủ tiền mặt hoặc đủ điều kiện để vay từ ngân hàng, họ hoàn toàn có thể mua trực tiếp từ Boeing.

Giá của một chiếc 787-8 hiện rơi vào khoảng 240 triệu USD (khoảng trên 5,6 nghìn tỷ VND), cứ cho như là Qatar Airways được Boeing chiết khấu tới 35%, lúc này 10 chiếc Boeing 787 sẽ khiến họ tiêu tốn 1,56 tỷ USD. Bên cạnh đó, họ cũng có thể thuê chúng với mức giá chỉ 1 triệu USD mỗi tháng.

Nếu Qatar Airways giữ lại tiền mặt và lựa chọn cách thứ hai, họ có thể liên hệ với các công ty cho thuê máy bay thương mại như Avalon hoặc GECAS. Giả sử Qatar Airways cũng nhận được chiết khấu 35% từ GECAS vậy thì họ sẽ chỉ phải chi trả 78 triệu đô mỗi năm cho phi đội 10 chiếc Boeing 787 này.

Giả sử kỳ hạn của bản hợp đồng cho thuê này kéo dài 20 năm, tổng giá trị của nó sẽ rơi vào khoảng 2,34 tỷ USD. Theo cách này, GECAS có thể kiếm được một khoản lợi nhuận từ việc cho thuê và Qatar Airways cũng giảm được một khoản chi tiêu kha khá bằng tiền mặt và duy trì tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Các loại hình cho thuê máy bay

Có rất nhiều phương thức khác nhau liên quan đến việc cho thuê và thỏa thuận mà các hãng hàng không có thể thực hiện với bên cho thuê. Đầu tiên chúng ta sẽ phân biệt giữa thuê ướt, thuê khô và thuê ẩm.

Một ví dụ của thuê khô chính là ví dụ mà ta vừa nhắc tới bên trên: khi mà một công ty hàng không thuê trực tiếp máy bay từ bên cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian. Thường thì, chiếc máy bay đó sẽ vẫn là tài sản thuộc bên cho thuê và phía đi thuê sẽ sử vận hành nó bằng phi hành đoàn của mình. Đây chính là loại hình cho thuê phổ biến nhất.

Thuê ướt, hay còn được gọi là ACMI, thường xảy ra khi hãng hàng không cần bổ sung một số máy bay để lấp đầy những khoảng trống trong mạng lưới vận hành của mình. Cái tên ACMI là viết tắt của Aircraft (máy bay), Crew (phi hành đoàn), Maintenance (bảo dưỡng), Insurance (bảo hiểm), tất cả các dịch vụ này đều được cung cấp bởi bên cho thuê. Nhu cầu của loại hình cho thuê này đặc biệt tăng vọt khi một phần máy bay 787 trên toàn thế giới bị ngừng hoạt động vì các vấn đề liên quan tới động cơ Trent của chúng. Các hợp đồng ACMI thường là ngắn hạn và tổng giá trị của hợp đồng này cũng ít khá nhiều so với loại hình thuê khô.

Thuê ẩm là loại hình đặc biệt phổ biến ở Anh, tức là khi bên đi thuê (ví dụ như Air Belgium) sẽ sở hữu máy bay, phi hành đoàn và chịu trách nhiệm cho hoạt động bảo trì, trong khi bên thuê chỉ cần bổ sung tiếp viên.

Ngoài ra, hai bên có thể thương lượng thêm các thỏa thuận khác. Một ví dụ điển hình là thỏa thuận bán và cho thuê lại. Đó là khi một chiếc máy bay được mua bởi công ty hàng không, sau đó họ bán lại cho công ty cho thuê rồi thuê lại chiếc máy bay đó. Lý do phổ biến nhất cho giao dịch kiểu này là để giải phóng vốn và thu về tiền mặt.

Những hợp đồng như vậy diễn ra khá thường xuyên trong quá khứ. Ví dụ như thương vụ bán và cho thuê lại bảy chiếc A350 giữa Qatar Airways và GECAS vào năm 2017. Ngoài ra còn trường hợp của Cathay Pacific và BOC Aviation, hai công ty này đã thực hiện hợp đồng bán và cho thuê lại với sáu chiếc máy bay phản lực 777-300ER vào tháng trước.

Đây là loại giao dịch thường được thực hiện bởi các công ty hàng không dân dụng đang gặp khó khăn về tài chính bởi tiền mặt là thứ giá trị hơn đối với sự tồn tại ngắn hạn của họ. Trong vài tháng tới, chúng ta có thể chứng kiến sự gia tăng của loại thỏa thuận này. Quy mô của các hợp đồng này chỉ bị hạn chế bởi tính ổn định về mặt tài chính của các công ty cho thuê. Bởi khi mà các hãng hàng không đang tìm kiếm tiền mặt trong vô vọng, các công ty cho thuê máy bay với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ có thể thu về nhiều hợp đồng đem lại phần lợi ích khổng lồ về mặt tài chính.

Ý nghĩa của việc cho thuê máy bay ngày nay.

Thông thường, việc đi thuê máy bay như vậy cho phép các hãng hàng không giảm nợ, giữ lại tiền mặt và linh động hơn trong vấn đề tài chính. Chi trả một phần nhỏ giá trị của một chiếc máy bay mỗi tháng là một phần quan trọng trong chiến lược của các hãng hàng không. Đây là giải pháp tài chính duy nhất cho phép mở rộng hoạt động kinh doanh mà không cần đến khoản vốn khổng lồ và đem lại nhiều lợi ích cho các công ty hàng không.

Wizz Air sẽ không thể đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 253% số lượng hành khách trong tám năm qua nếu hãng này không thuê 100% số tàu bay mà họ vận hành. Mới đây, thuê máy bay cũng là chìa khóa cho sự tăng trưởng sôi động của các hãng như LOT Polish Airlines, IndiGo, GOL hay Vueling. Các công ty kể trên đều đang đi thuê 70% số máy bay mà họ vận hành.

Nếu như việc đi thuê máy bay có thể mang lại rất nhiều lợi ích như vậy thì tại sao các công ty hàng không vẫn cân nhắc đến phương án tự mua máy bay mới bằng ngân sách của mình? Thực tế điều này cũng rất dễ hiểu. Thứ nhất, một khi máy bay phải ngừng hoạt động do vấn đề về mạng lưới hoạt động hay đại dịch toàn cầu, công ty hàng không sẽ không cần phải liên tục chi trả các khoản thuê hàng tháng vì họ đã hoàn toàn sở hữu nó.

Ngoài ra, mua máy bay trực tiếp từ nhà sản xuất thường sẽ giảm tổng chi phí tiêu tốn cho mỗi chiếc máy bay mua về. Trong thời đại này, các hãng hàng không như Lufthansa, sở hữu 80% phi đội, còn có thể vay vốn thêm bằng tài sản thế chấp bằng chính các máy bay mà họ sở hữu. Đây là phương án này rất liều lĩnh và không phải hãng hàng không nào để có đủ điều kiện để áp dụng hình thức này.

Trung ND

Chủ đề khác