VnReview
Hà Nội

Bất động sản TP HCM đối mặt nguy cơ thiệt hại 8,4 tỷ USD do lũ lụt vào năm 2050

Báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey bày tỏ quan ngại cho tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam được dự báo sẽ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt cao, thiệt hại kinh tế có thể lên tới hàng tỷ USD.

TP HCM quy hoạch

Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute) cảnh báo nguy cơ về một thảm họa lũ lụt đang ngày càng rõ rệt đối với thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất Việt Nam hiện tại. Nguyên nhân được cho là do phát triển kinh tế kéo theo tốc độ mở rộng cơ sở hạ tầng cơ bản quá nhanh.

Phân tích dự trên các mô phỏng thủy văn, bản đồ sử dụng đất, cơ sở dữ liệu hạ tầng và mô hình đường cong thiệt hại, báo cáo của Viện McKinsey tháng Tư vừa qua cho thấy hiện tượng lũ lụt có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn 5 – 10 lần tăng dần từ nay cho tới năm 2050. Thiệt hại kinh tế cùng với tổn thất về cơ sở hạ hầng ước tính lên tới hàng tỷ đô la.

Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất thường xuyên phải chứng kiến các trận lũ lụt. Thành phố này nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 1730km về phía nam, là một trung tâm kinh tế lớn, đóng góp ¼ tổng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Hiện tại, thành phố được cho là vẫn có thể đối phó với tình trạng lũ lụt với 23% diện tích bị ngập. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh đang làm tăng nguy cơ gây sụt lún và tăng mực nước biển. Viện McKinsey nhận định hiện tượng này có thể khiến bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050 sẽ "bay hơi" khoảng 8.4 tỷ USD, gấp 6 lần so với các ước tính ảnh hưởng hiện tại.

Thành phố vẫn còn nhiều thời gian để thích nghi với nguy cơ, tránh những rủi ro đáng tiếc, bằng cách lên các kế hoạch ứng phó như di dời nhà cửa, dân cư và các tài sản cơ sở hạ tầng ra khỏi các vùng có khả năng lũ lụt cao. Báo cáo cũng cho biết các hoạt động đầu tư và gây quỹ là cần thiết nhằm giữ cho đường xá và các tiện ích thiết yếu không bị xuống cấp.

Công ty kiểm toán PwC nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, dự báo hàng năm đạt 5.1%; đến năm 2050, Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn lên trở thành nên kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới.

Shirley theo Bloomberg

Chủ đề khác