VnReview
Hà Nội

Thu phí tải nhạc như thế nào?

Từ ngày mai, 1/11/2012 trở đi, 5 website nhạc lớn ở Việt Nam bắt đầu thu phí tải nhạc với mức phí khoảng 1.000 đồng/lần tải. Đến nay, các website vẫn rất kín tiếng với việc sẽ thực hiện thu phí tải nhạc như thế nào?

Bài liên quan:

'Zing là kẻ thù số 1'

Bị Coca, Samsung rút quảng cáo, Zing "không bình luận"

Những vụ kiện đình đám về bản quyền nhạc số

Zing MP3, Nhaccuatui bị Lệ Quyên đòi tiền bản quyền

Sau 1/11, những website nào được cho tải nhạc miễn phí?

Từ 1/11/2012, tải nhạc trực tuyến sẽ tốn phí

Cho đến hôm nay, ngày 31/10/2012, người dùng Internet vẫn có thể nghe nhạc và tải nhạc miễn phí từ Zing MP3 và Nhaccuatui, Nhacvui, Socbay, Nghenhac. Tuy nhiên, từ ngày mai, theo tuyên bố của các website này, thì việc tải nhạc miễn phí (và rất có thể cả nghe nhạc miễn phí) sẽ chấm dứt.

Gần đây, trước sức ép của quốc tế - mà dẫn đầu chiến dịch truyền thông chống vi phạm bản quyền nhạc, phim trực tuyến là hãng tin AP của Mỹ - các trang cung cấp dịch vụ nhạc số trực tuyến miễn phí Zing MP3, Nhaccuatui và một số trang nhạc số lớn khác buộc phải tính đến việc thay đổi mô hình cung cấp dịch vụ từ miễn phí sang tính phí.

Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng nếu chỉ thu phí tải nhạc mà cho nghe nhạc miễn phí thì cũng khác nào hợp thức hóa trang web vi phạm bản quyền vì

Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng nếu chỉ thu phí tải nhạc mà cho nghe nhạc miễn phí thì cũng khác nào hợp thức hóa trang web vi phạm bản quyền vì một khi còn được nghe nhạc miễn phí, ai sẽ muốn trả phí để tải về?

Sau khi hãng tin AP thông báo cho hai nhà quảng cáo lớn của Zing là Samsung và Coca-Cola về tình trạng vi phạm bản quyền trên Zing, hai hãng này đã rút quảng cáo khỏi Zing ngay lập tức. Tiếp theo, Zing đã phải ký thỏa thuận về bản quyền âm nhạc với Universal Music Group, thu phí người dùng Việt Nam đối với các bản ghi của Universal Music trên Zing MP3 dưới dạng nghe (streaming) và tải về (download).

Thực tế, trước đây, một số website, trong đó có Zing đã có lựa chọn dịch vụ tải nhạc trả phí đối với nhạc tải về có chất lượng âm thanh cao. Song lựa chọn này chưa được triển khai mà theo một số ý kiến là vì một số lý do: kỹ thuật chưa sẵn sàng, người dùng chưa sẵn sàng hoặc thậm chí, việc đưa ra lựa chọn thu phí chỉ mang tính hình thức.

Cho đến nay, cả 5 website tuyên bố thu phí tải nhạc là Zing MP3 và Nhaccuatui, Nhacvui, Socbay, Nghenhac đều rất kín tiếng trước việc làm thế nào hoặc áp dụng biện pháp kỹ thuật nào để thu phí tải nhạc/ chống tải nhạc lậu. Tuy nhiên, nhiều khả năng để tải được nhạc, người dùng sẽ phải nhắn tin (với mức cước dịch vụ) tới mã số tổng đài do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra. Đây cũng là biện pháp mà nhiều dịch vụ trực tuyến giá trị gia tăng khác đang sử dụng.

Nhưng ngay cả việc thu phí như vậy cũng chưa làm cho những người nắm bản quyền hài lòng. Nhạc sĩ Quốc Trung, người đang dẫn đầu chiến dịch "Nghe có ý thức" trong một trả lời phỏng vấn VOV gần đây cho rằng đó thực ra chỉ là một sự "hợp thức hoá, phù phép cho những trang web đó trở nên hợp pháp thôi". Bởi vì một khi còn được nghe nhạc miễn phí thì theo nhạc sĩ Quốc Trung, "cần gì phải download về máy cho thêm tốn bộ nhớ nữa".

Việc bảo vệ bản quyền nhạc số sẽ được các website Zing, Nhaccuatui, Nhacvui, Socbay, Nghenhac thực thi như thế nào? Phản ứng của người dùng Internet ra sao kể từ ngày 1/11/2012? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong thời gian tới.

Thanh Xuân

Chủ đề khác