VnReview
Hà Nội

Tài khoản Facebook của tổng thống Trump đăng quảng cáo liên quan đến Ukraina gây hiểu nhầm

Không hiểu việc nhóm tranh cử sử dụng bức ảnh một cuộc bạo loạn ở Ukraina hồi năm 2014 để minh họa cho sự hỗn loạn và đề cao ông Trump trong cuộc tranh cử mục đích gì nhưng đây rõ ràng là một hành động có chủ đích.

Trong bài đăng gần đây của mình trên tài khoản Facebook chính thức, Tổng thống Donald Trump đã sử dụng hình ảnh một cuộc bạo loạn để nói về thực trạng ở Mỹ. Nhưng thực tế bức ảnh sau đó bị phát hiện đã được chụp trong một cuộc bạo động ở Ukraina. Trong đó một người biểu tình đang bị cảnh sát bao vây và khống chế.

Theo BBC, bức ảnh này nằm trong một bức ảnh so sánh thuộc chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2020. Trong bức ảnh còn lại có thể thấy hình ảnh một ông Trump bình tĩnh, trái ngược hoàn toàn với bức ảnh bên cạnh mô tả khung cảnh bạo loạn.

Dưới hai bức ảnh đều có thông điệp rất rõ ràng, đó là "Public Safety" và "Chaos & Violence". Tạm hiểu là dưới sự điều hành của ông Trump, sự an toàn của công chúng luôn được đặt lên trên hết. Bức ảnh chụp ảnh ông Trump do một cựu nhân viên của bà Hillary Clinton là Jesse Lehrich chụp lại và đã được chia sẻ rộng rãi trên Twitter.

Nhưng như đã nói ở trên, bức ảnh thứ hai bị phát hiên chụp trong một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Ukraina hồi năm 2014. Rõ ràng thông qua bức ảnh có thể thấy rõ sự khác biệt về phù hiệu in trên cánh tay của sỹ quan hai nước.

Theo chia sẻ của Facebook, họ sẽ không có bất kỳ hành động nào đối với bài đăng này. Nhưng mạng xã hội này lại không tiết lộ lý do.

Được biết bài quảng cáo Facebook và việc chọn lựa hình ảnh do nhóm chiến dịch "Eveachicals for Trump" thực hiện. Theo ước tính của Facebook, bài đăng đã tiếp cận hầu hết người dùng Facebook ở Florida, bang Texas và đa số trên 55 tuổi.

Trong vài tháng trở lại đây, Facebook và Twitter liên tục đăng tải các bài đăng mang nhãn quảng cáo cho các chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ. Trước đó, Facebook đã bắt đầu dán nhãn bài đăng trên các trang của cả tổng thống và Joe Biden - ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Hiện nhóm tranh cử của tổng thống Mỹ chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về bức ảnh trên.

Tiến Thanh

Chủ đề khác