VnReview
Hà Nội

Mỹ cam kết chi 2 tỷ USD để bảo đảm nguồn cung vắc-xin COVID-19

quyền tổng thống Trump đã cam kết chi tới 1,95 tỷ USD cho 100 triệu liều thuốc có thể là vắc-xin COVID-19 đang được công ty BioNTech của Đức và hãng khổng lồ ngành dược phẩm Hoa Kì – Pfizer phát triển. Số thuốc này sẽ được phân phát miễn phí tới người dân Mỹ.

Mỹ cam kết chi 2 tỷ USD để bảo đảm nguồn cung vắc-xin COVID-19

Thứ Tư vừa qua, BioNTech còn cho biết thêm rằng bản hợp đồng cung cấp được kí với Nhà Trắng còn đi kèm điều khoản cho phép Mỹ mua thêm 500 triệu liều thuốc nữa, tùy thuộc vào loại vắc-xin được phê duyệt.

Không chỉ có Mỹ, một vài quốc gia khác cũng đã kí hợp đồng với một vài trong số 24 tổ chức hiện đang thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trên người, trong đó có cả ứng cử viên sáng giá được phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca (một công ty dược phẩm và sản phẩm sinh học đa quốc gia), nhưng hầu hết bên mua đều không công bố giá thành mỗi liều theo thỏa thuận.

Do sản phẩm của BioNTech sẽ cần tới hai liều mỗi người nên giá thành cho toàn bộ quá trình tiêm chủng sẽ rơi vào khoảng 40 USD mỗi người (khoảng 930.000 VND).

Tuy vậy, giá cả dự tính sẽ được thay đổi theo các điều khoản có trong thỏa thuận và theo mức độ mà chính phủ Mỹ sẵn sàng chi ra để hỗ trợ phía công ty thực hiện các thử nghiệm và mở rộng quá trình sản xuất.

Chương trình Warp Speed

Chương trình Warp Speed của chính phủ Mỹ đang nhắm tới việc đưa 300 triệu liều vắc-xin hợp chuẩn tới tay người dùng vào tháng Một năm sau. Dự án này đã chi hơn 1 tỷ USD cho các mẫu vắc-xin phát triển bởi Moderna và Johnson & Johnson..

Tháng Năm vừa qua, Mỹ cũng chi ra tới 1 tỷ USD để đảm bảo có được 300 triệu liều vắc-xin từ Đại học Oxford và AstraZeneca.

Đầu tháng này, BioNTech và Pfizer đã công bố dữ liệu sơ bộ từ cuộc thử nghiệm lâm sàng của hai công ty này tại Mỹ. Họ thấy rằng ở cơ thể của trên 20 bệnh nhân được tiêm thuốc đã phát triển các phản ứng miễn dịch tương đồng hoặc thậm chí là mạnh hơn so với những người bệnh đã được chữa khỏi COVID-19.

Hai công ty này đang mong chờ được Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kì (FDA) phê duyệt chậm nhất là vào tháng 10 tới để họ có thể thực hiện một cuộc thử nghiệm quy mô lớn với 30.000 người tham gia. Những công ty này còn cho biết rằng dây chuyền của họ có khả năng đủ để sản xuất ra 1,4 tỷ liều vắc-xin tính đến hết năm 2021.

Giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla, cho biết: "Chúng tôi đã sớm đưa ra quyết định bắt đầu giai đoạn thử nghiệm và sản xuất trên quy mô lớn bất chấp những rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo rằng sản phẩm của mình sẽ tới tay người tiêu dùng ngay sau khi những thử nghiệm lâm sàng thành công".

Hoa Kì không phải là quốc gia đầu tiên kí kết thỏa thuận tương tự. Trước đó, Anh cũng đã đặt mua 30 triệu liều vắc-xin của BioNTech và 60 triệu liều khác từ hãng dược phẩm Valneva của Pháp dù đây là sản phẩm có ít tiến bộ về mặt lâm sàng hơn. Song quốc gia này không tiết lộ thêm chi tiết về tài chính của bản hợp đồng trên.

Kate Bingham, người phụ trách hoạt động tiêm chủng tại Anh, cho biết rằng nước này đang hướng tới việc kí kết tổng cộng tám bản hợp đồng – mỗi công nghệ hai bản ứng với bốn công nghệ sản xuất vắc-xin chính.

Trung ND

Chủ đề khác