VnReview
Hà Nội

Thảm cảnh Covid-19 ở Ấn Độ: Số người nhiễm vượt mốc 2 triệu, dịch còn lâu mới đạt đến đỉnh

Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu Á bởi đại dịch Covid-19 khi số ca mắc mới tăng cao kỷ lục và tổng số người nhiễm bệnh đã vượt mốc 2 triệu.

Bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng tử vong trước khi được công bố dương tính

Với những con số kể trên, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới có số ca nhiễm bệnh vượt mốc 2 triệu người, chỉ sau Mỹ và Brazil. Với các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 lan rộng đến các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng;dịch bệnh ở Ấn Độ có thể còn nhiều tháng nữa mới đạt đến đỉnh điểm, gây thêm căng thẳng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe đã quá tải.

Theo con số mới nhất từ Bộ Y tế Ấn Độ, trong ngày 6/8 nước này có 62.538 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh ở nước này lên 2,03 triệu. Đất nước ở khu vực Nam Á tăng trung bình khoảng 50.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 mỗi ngày kể từ giữa tháng 6. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tỷ lệ xét nghiệm ở mức 16.035 người trên 1 triệu dân là quá thấp.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ

Cơ quan chức năng Ấn Độ đang an ủi người dân rằng tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của nước này tương đối thấp, khoảng 2% trên tổng số người nhiễm với 41.585 trường hợp từ đầu dịch đến nay. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ tử vong không cao ở Ấn Độ là vì chỉ tính những người chết khi đã được xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các nhà dịch tễ học ở Ấn Độ cho biết dịch bệnh ở nước này khả năng sẽ còn vài tháng nữa mới chạm tới đỉnh điểm. Điều này khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải trở nên căng thẳng hơn.

Thủ tướng Narenda Modi của Ấn Độ áp đặt lệnh cách ly xã hội vào ngày 25/3, trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, khiến hàng loạt công nhân nhập cư từ các thành phố trở về làng của họ tại nông thôn. Tình trạng đó khiến dịch bệnh bùng phát mạnh tại nông thôn. Không chỉ vậy, ở các thành phố thì người dân sống trong các khu ổ chuột cũng không thể cách ly bởi môi trường sống quá khó khăn, chật hẹp. Điều này khiến các lệnh cách ly trở nên kém hiệu quả.

Đến hiện tại, toàn thế giới có hơn 19 triệu người nhiễm Covid-19 với khoảng 717.797 người chết và hơn 12 triệu ca đã phục hồi. Mỹ trong ngày 6/8 cũng đã trở thành nước đầu tiên vượt mốc 5 triệu người nhiễm Covid-19 trong khi đó Brazil cũng sắp cán mốc 3 triệu người nhiễm bệnh.

T.T

Chủ đề khác