VnReview
Hà Nội

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc “chiếm hạm không bao giờ chìm” của Đức Quốc Xã như thế nào?

"Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Ảnh chụp siêu chiếm hạm Bismarck của Đức Quốc Xã

Vào ngày 23/5/2941, chiến hạm Bismarck "thắng như chẻ tre". Chiếc tàu chiến lớn và mạnh mẽ nhất của Hải quân Đức đã lao ra Đại Tây Dương, đánh chìm một tuần dương hạm thiết giáp của Hải quân Hoàng gia Anh, làm hư hại nghiêm trọng một tàu chiến khác và tiếp tục tham gia vào một cuộc phong tỏa trên biển có nguy cơ bóp nghẹt Vương quốc Anh.

Nhưng 96 giờ sau, nó đã phải mãi mãi nằm lại tại đáy Bắc Đại Tây Dương. Công cuộc lật đổ Bismarck chính là kết quả của nỗ lực anh dũng của Hải quân Hoàng gia Anh nhằm truy lùng và tiêu diệt chiếc tàu chiến ấy để đổi lấy tính mạng của hơn 1.400 binh lính Hải quân Anh đã phải hy sinh gần Eo biển Đan Mạch.

Chiếc chiến hạm Bismarck là niềm kiêu hãnh của Kriegsmarine, lực lượng hải quân của Đức Quốc Xã. Sau bốn năm khởi công, chiếc tàu này đã được xuất xưởng vào tháng Tư năm 1941. Nó và một tàu chiến cùng lớp khác có tên là Tirpitz đều dài 250 mét và có tải trọng choán nước lên tới 50.000 tấn. Đây là hai chiếc tàu chiến lớn nhất từng được hoàn thành bởi Đức. Bất chấp kích thước khổng lồ như vậy nhưng nó vẫn có thể đạt tốc độ lên tới 30 hải lý nhờ vào 12 lò hơi Wagner.

Giống với những tàu chiến khác, hỏa lực chính của Bismarck nằm ở các tháp pháo chính của nó. Bismarck có tám khẩu pháo 380 mm đặt trong bốn tháp pháo lớn, mỗi khẩu có khả năng bắn đạn xuyên giáp nặng 816 kg đi tối đa 35 km. Sức công phá trên giúp nó có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 42 cm ở cự ly bắn 11 km.

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Hai tháp pháo đằng trước của Bismarck (có tên là Anton và Bruno) chụp từ boong tàu

Với quy mô tương đối nhỏ, lực lượng Hải quân Đức trong Thế chiến thứ II không có đủ khả năng để đối đầu trực diện với lực lượng hải quân của Vương Quốc Anh và Pháp. Thay vào đó, Kriegsmarine được giao phó một vai trò giới hạn hơn, đó là hộ tống các hạm đội tàu xâm lược và cắt đứt dòng vận tải thương mại tới Anh. Vào ngày 18/5/1941, Bismarck và tàu hộ tống của nó là tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen đã tham gia vào Chiến dịch Rheinübung, một chiến dịch nhằm đánh chìm tàu của phe Đồng minh trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương và đẩy nước Anh ra khỏi cuộc chiến.

Vào ngày 24/5, Bismarck và Prinz Eugen đã đối đấu với chiến hạm HMS Prince of Wales và tuần dương hạm thiết giáp cũ HMS Hood. Thiết kế đánh đổi lớp giáp bảo vệ lấy tốc độ đã đặt tàu Hood vào hoàn cảnh bị đe dọa bởi hỏa lực địch. Làn đạn pháo tới từ phía quân Đức đã đốt cháy kho đạn, tạo thành một ngọn lửa không thể kiểm soát trên tàu Hood. Chỉ trong 10 phút, ngọn lửa đã lan tới kho đạn dược phía đuôi tàu, gây ra một vụ nổ khổng lồ chấn động Eo biển Đan Mạch. Chiếc Hood vỡ làm đôi và chìm, kéo theo 1.418 quân nhân cùng nó xuống đáy đại dương.

Để có được thắng lợi của mình, chiếc Bismarck cũng chẳng hề yên ổn. Nó đã bị trúng đạn ba lần từ tàu Prince of Wales, mất đi một phần nhiên liệu, chịu hư hại nặng nề ở chân vịt và bị nghiêng 9 độ về phía mạn trái. Cảm thấy tuyệt vọng, thuyền trưởng nhanh chóng cho tàu rời khỏi nơi diễn ra cuộc đụng độ thay vì cho tàu chậm lại để làm công tác khắc phục thiệt hại. Trong khi đó thì lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh đang dần dần tập hợp lại, mong muốn tìm thời cơ để trả thù.

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Chiến hạm HMS Hood

Hóa ra thuyền trưởng của Bismarck đã đúng. Hải quân Hoàng gia Anh khi ấy đang tập hợp một lực lượng lớn để đánh chìm con tàu chiến này, họ cũng ra lệnh cho toàn bộ tàu có mặt tại khu vực phải tham gia vào công tác truy tìm chiếc chiếm hạm của Đức. Lực lượng được triệu tập gồm sáu tàu chiến và tuần dương hạm thiết giáp, hai tàu sân bay, 13 tàu tuần dương và 21 tàu khu. Tiếc là nhiều tàu trong số này được xuất xưởng ở bối cảnh của Thế chiến I nên không thể theo kịp được chiếc Bismarck tuy đang bị thương nhưng vẫn rất nhanh.

Mặc dù tàu Bismarck tân tiến hơn hầu hết các tàu chiến chủ lực nặng đang truy đuổi nó nhưng yếu tố bầu trời cũng là một vấn đề quan trọng trong chiến tranh trên biển. Vị trí của chiếc tàu chiến Đức đã bị lộ nhờ vào vết dầu rò rỉ từ chính nó, khi ấy chiếc tàu sân bay HMS Victorious cũng đã được cử theo để làm chậm chiếc Bismarck. Một đợt không kích của sáu máy bay thả bom Fairey Fulmar và chín máy bay ném ngư lôi Fairey Swordfish đã khiến chiếc Bismarck trúng đòn. Vị trí nổ gây ra bởi ngư lôi tuy chỉ tạo ra một phần thiệt hại nhỏ tới chiếc tàu nhưng những bước di chuyển nhằm né tránh ngư lôi mới là phần thiệt hại lớn nhất mà Bismarck phải gánh chịu, hậu quả là nó chỉ có thể đạt vận tốc 16 hải lý/giờ.

Mặc dù sau đó nó đã có thể phục hồi vận tốc của mình nhưng chính nhờ quãng thời gian phải chậm lại ấy đã tạo lợi thế về tốc độ cho một tổ đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh là Force H có thể bắt kịp. Đây là lực lượng được thành lập để thay thế cho Hải Quân Pháp đã đầu hàng tại Tây Địa Trung Hải, khi ấy đang đóng quân tại Gibraltar. Tổ đội tàu này gồm tàu sân bay HMS Ark Royal, tuần dương thiết giáp Renown và một tàu tuần dương hạng nhẹ khác.

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Tàu sân bay HMS Ark Royal

Nhưng điều mà Force H cần làm đầu tiên là tìm được tàu chiến đối phương đã. Tình báo Vương Quốc Anh đã giải mã một vài tin nhắn nội bộ của Kriegsmarine, trong đó có đề cập rằng Bismarck sẽ dừng chân tại Brest để sửa chữa. Ngoài ra, thông tin từ quân kháng chiến Pháp cho biết rằng Luftwaffe – không lực của Đức Quốc Xã – đang tập hợp tại Brest để tạo ra một lá chắn trên không cho tàu chiến đã chứng thực được thông tin của tình báo Anh. Không chỉ vậy, chiếc tàu chiến này cũng đã bị phát hiện ở vị trí cách hải cảng của Pháp một ngày di chuyển bởi một thủy phi cơ Catalina thuộc Hải quân Hoa Kì. Tất cả những diễn biến kể trên diễn ra rất nhanh, chỉ trọn trong buổi sáng ngày 26/5.

Vào lúc 9 giờ tối ngày 26/5, một đợt không kích mở màn bằng máy bay thả ngư lôi Fairey Swordfish đã bị hủy bỏ vì đánh nhầm vào tuần dương hạm hạng nhẹ HMS Sheffield. Sai lầm này hóa ra lại là lợi thế vì nó giúp phát hiện ra rằng kíp nổ mới của ngư lôi không hoạt động. Nếu mà đội máy bay Swordfish không phát hiện ra vấn đề này kịp thời thì cuộc tấn công sau đó của họ sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Những kíp nổ mới đã được thay thế bằng kíp nổ cũ nhưng đáng tin cậy hơn, và sau đó, cuộc tấn công thứ hai đã được phát động.

Lần tấn công bằng máy bay Swordfish này đã xác định chính xác vị trí của tàu Bismarck. Một quả ngư lôi đã tìm tới đúng mục tiêu và làm kẹt bánh lái của tàu. Tàu Bismarck khi ấy đã mất đi khả năng đi thằng giữa vùng biển Bắc Đại Tây Dương, khả năng đánh lái theo hình tròn của nó cũng bị suy giảm, do đó nó không thể tới được cảng Brest. Tình hình sau đó lại trở nên tệ hơn khi mà nó liên tục bị một đội tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh và Ba Lan tấn công tàu này bằng ngư lôi, sức lực của thủy thủ đoàn dần bị vắt kiệt

Thủy thủ có trên tàu Bismarck đã không thể sửa được bánh lái. 20 phút trước nửa đêm, thuyền trưởng tàu Bismarck đã điện đàm cho quân đội Đức đang đóng binh tại Pháp rằng: "Tàu không thể sửa chữa được. Chúng tôi sẽ chiến đấu tới viên đạn pháo cuối cùng. Quốc trưởng muôn năm".

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Hệ thống pháo 400 mm trang bị cho tàu HMS Rodney

Ngày hôm sau, 27/5, Hải quân Hoàng gia Anh đã tới nơi để tiêu diệt chiến hạm Bismarck. Vào lúc 8 giờ 47 phút sáng, chiến hạm HMS Rodney và HMS King George V đã đồng loạt tấn công con tàu chiến bị thương. Bismarck cũng đáp trả quyết liệt, nhưng vì đã mất khả năng đổi hướng và nghiêng tàu nên việc bắn trúng đối phương là hoàn toàn bất khả thi. Một quả đạn pháo của tàu Bismarck đã đáp xuống vị trí cách đài chỉ huy của tàu HMS Rodney chỉ 18 mét, khiến cho nó ngập trong nước, nhưng đó là tất cả những gì mà chiếc tàu của Đức có thể làm được.

Cuối cùng, chiếc Bismarck rơi vào thế bất lực trước sự công kích của tàu Rodney và King George V. Tháp pháo A và B đã bị phá hủy chỉ trong 1 giờ 20 phút kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, trong khi đó, tháp pháo D thì đã ngừng hoạt động do một quả đạn pháo phát nổ ngay trong nòng súng. Tháp pháo cuối cùng, C, cũng đã ngừng bắn chỉ 10 phút sau đó, vào lúc 9 giờ 31 phút sáng. Các súng chính của tàu Bismarck đã ngừng hoạt động hoàn toàn.

Song con tàu chiến 50.000 tấn vẫn chưa chấp nhận bị đánh chìm. Tàu King George V đã dùng cả 10 nòng pháo của mình ở phạm vị tấn công 1,5 dặm (gần 2,5 km) – đây là khoảng cách rất gần đối với tàu chiến. Sau đó tàu tuần dương hạng nặng Norfolk và Dorsetshire cũng tham gia chiến đấu. Lớp cấu trúc của con tàu chiến Đức dần sụp đổ, lửa bùng lên ở nhiều nơi. Hàng trăm thủy thủ đoàn thiệt mạng nằm la liệt trên sàn, bám theo con tàu khi ấy là một cột khói đen ngòm.

Tính tới 10 giờ sáng, tàu Rodney đã dùng hết 380 quả pháo 400 mm còn tàu King George V thì đã bắn 339 viên pháo 355 mm. Ngoài ra, các ụ súng phụ 140 mm và 150 mm của hai tàu trên cộng với của cả hai tàu tuần dương hạng nặng đã tiêu tốn tổng cộng 2.156 quả pháo nhắm vào tàu chiến địch, chưa kể tới số lượng không nhỏ ngư lôi. Dù vậy không phải quả pháo nào cũng bắn trúng địch, đặc biệt là sau khi Bismarck mất đi khả năng bắn trả.

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Cảnh tàu chiến Bismarck nghiêng sang mạn trái và lật úp

Vào lúc 10 giờ 39 phút sáng, sau khi bị bồi thêm hai quả ngư lôi phóng từ máy bay lẫn trên biển, Bismarck cuối cùng cũng chìm. Nó từ từ nghiêng vế phía mạng trái 20 độ, rồi tiếp tục đổ xuống tới khi mà những tháp pháo phụ ở mạn phải gần như đã ngập trong nước. Cuối cùng nó lật úp và chìm. Có khoảng vài trăm người nhảy được xuống nước nhưng trong khi đang thu thập người sống sót đến nơi an toàn thì những tàu của Hải quân Hoàng gia Anh nhận được tín hiệu cảnh báo tàu ngầm. Trong số 2.200 sỹ quan và quân nhân nhập ngũ vận hành chiến hạm Bismarck, chỉ có 116 người sống sót.

Thành tích đánh chìm chiến hạm Bismarck là ví dụ hoàn hảo về công tác phối hợp vũ trang trên biển để cùng tiêu diệt một đối thủ mạnh hơn. Không một nhân tố đơn độc nào của lực lược Hải quân Hoàng gia Anh có mặt tại trận chiến đủ mạnh để tự mình đánh bại Bismarck, mà đó là sự phối hợp của một lực lượng gồm những tàu sân bay cũ, máy bay thả ngư lôi, cùng với những tàu chiến 20-30 năm tuổi, hơn một chục tuần dương hạm và khu trục hạm để đảm bảo rằng chiếc chiến hạm hùng mạnh ấy của Đức sẽ không thể tới được nơi ẩn náu tại Pháp.

Hải quân Anh đã đánh bại chiếc

Khung cảnh quân Anh đang cứu vớt những người sống sót từ tàu Bismarck

Trung ND

Theo The National Interest

Chủ đề khác