VnReview
Hà Nội

5 nguyên tắc dạy con của người Nhật

Người Nhật quan niệm rằng cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con và mọi đứa trẻ đều được đối xử công bằng, bình đẳng.

1. Mẹ con rất thân thiết:;Ở Nhật Bản, mẹ và con ngủ chung và thường xuyên tâm sự. Trước khi lên 5 tuổi, trẻ được phép làm những điều chúng muốn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ cho thấy thái độ tích cực của cha mẹ làm giảm nguy cơ phát triển các hành vi xấu ở trẻ và cải thiện hành vi của những bé bị rối loạn.

2. Mọi đứa trẻ được đối xử công bằng, bình đẳng: Theo quan niệm giáo dục của Nhật Bản, trẻ được tự do làm những gì mình thích trước 5 tuổi. Từ 5 đến 15 tuổi, con cái phải nghe lời cha mẹ. Sau 15 tuổi, trẻ được đối xử bình đẳng, ngang hàng với cha mẹ, người lớn. Phương pháp này giúp cha mẹ Nhật cố gắng dạy con trở thành người hòa đồng, nhã nhặn, biết xác định mục tiêu và không đánh mất giá trị của bản thân.

3. Gia đình là điều quan trọng nhất: Người Nhật cho rằng không nên gửi con đến nhà trẻ quá sớm. Trước khi con lên 3 tuổi, cha mẹ thường dành thời gian ở nhà chăm sóc con, thay vì nhờ ông bà hoặc thuê bảo mẫu. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần dành thời gian với người thân, họ hàng. Điều này giúp trẻ học cách yêu thương, quan tâm người khác, đồng thời cải thiện mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.

4. Cha mẹ là tấm gương cho con: Thông thường, các bà mẹ Nhật chủ động làm mẫu và dạy trẻ làm theo, thay vì làm hộ trẻ. Trong một thử nghiệm, trẻ em châu Âu và Nhật Bản được yêu cầu làm kim tự tháp. Các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây dựng kim tự tháp và đề nghị trẻ làm thử. Trong khi các bà mẹ Nhật tự tay làm, sau đó để trẻ làm theo. Thử nghiệm cho thấy phương pháp "làm gương" của cha mẹ Nhật có thể giúp trẻ học theo những điều tốt đẹp của người lớn và chủ động hoàn thành công việc tốt hơn.

5. Chú ý đến cảm xúc của trẻ: Để dạy một đứa trẻ sống và tồn tại trong xã hội tập thể, cha mẹ cần dạy chúng cách nhìn nhận, tôn trọng cảm xúc và sở thích của người khác. Các bà mẹ Nhật luôn tôn trọng, quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Họ không thúc giục hay khiến chúng cảm thấy xấu hổ, tự ti. Bên cạnh đó, họ dạy trẻ cách thấu hiểu cảm xúc của người khác, ngay cả những thứ vô tri.

Theo Zing

Chủ đề khác