VnReview
Hà Nội

Được coi là "thành trì của đĩa CD", người Nhật dần làm quen với streaming nhạc

Nhật Bản là một trong các thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới, nơi người yêu nhạc rất chuộng thưởng thức bằng đĩa CD. Tuy nhiên, đại dịch khiến họ phải làm quen với một loại hình mới - streaming.

Trong suốt một thập kỷ qua, đĩa CD đã liên tục suy giảm doanh số ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ở Nhật Bản thì CD vẫn là loại hình nghe nhạc phổ biến nhất, chiếm tới 70% doanh số vào năm ngoái. Trái ngược với Mỹ và châu Âu khi CD dần vắng bóng, mọi người chuyển qua hình thức tải về trực tuyến và hiện tại là streaming. Nhưng khi các nghệ sĩ phải hủy những sự kiện tổ chức ngoài trời và mọi người đều phải ở nhà, việc bấm nút "play" streaming nhạc sẽ dễ hơn nhiều là nhét đĩa.;

Vài năm trước, hình thức streaming này chỉ chiếm chưa tới 10% doanh thu ở Nhật. Năm ngoái nó mới nhích lên được 15% và đến năm nay, nhờ đại dịch buộc mọi người ở nhà nhiều hơn mà tăng lên 20%. Việc chuyển đổi này đang thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp âm nhạc bởi Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ cực lớn. Như đã nói ở trên, nó chỉ đứng sau Mỹ và tạo ra doanh thu tới 3 tỷ USD mỗi năm.

Một cửa hàng bán đĩa và các hàng hóa ăn theo của Tower Records tại Shibuyak (ảnh: Reuters)

Những nhà bán lẻ đĩa CD như Tower Records có thể phải chịu đau đớn trước xu hướng này. Trong khi thay đổi thị hiếu chắc chắn sẽ được những công ty nước ngoài như Amazon, Spotify hoan nghênh. Tower Records đang vận hành 80 cửa hàng bán đĩa, được cho là đã phải chịu suy giảm doanh số đáng kể trong kỳ dịch vừa rồi. Khách hàng thì tránh ra khỏi nhà, nghệ sĩ thì hủy phát hành sản phẩm và sự kiện quảng bá.

Một trong những lý do khiến người hâm mộ chịu chi tiền mua CD ở Nhật là đặc quyền. Các hãng đĩa thường đóng gói đĩa đơn và album cùng với quà tặng giới hạn, những voucher đến dự các buổi hòa nhạc ở vị trí xem đắc địa, hay lời mời tham dự một sự kiện bắt tay thần tượng. Nhìn chung, họ không đơn giản là một mua một đĩa CD về chỉ để nghe nhạc.

Tập đoàn giải trí và cũng là nhãn đĩa lớn nhất Nhật Bản Avex đã phải tổ chức một lễ hội âm nhạc trực tuyến lần đầu tiên, bởi đại dịch không cho phép họ tổ chức sự kiện ngoài trời như mọi năm. Sự có mặt của những cái tên đình đám như ca sĩ nổi tiếng Ayumi Hasamaki, nhóm nhạc Red Velvet, đã thu hút tới 1,6 triệu lượt xem gồm cả miễn phí lẫn những đầu cầu trả phí.

Những buổi live concert chật cứng người đã không còn tồn tại trong đại dịch (ảnh: japanistry)

Sự kiện giống như một niềm an ủi cho công ty vào mùa doanh số sụt giảm. Tuy nhiên, CEO của Avex là Katsumi Kuroiwa đã phải công bố công ty bị lỗ trong nửa đầu năm vừa qua, công ty sẽ còn phải trông chờ vào các sự kiện trực tuyến quy mô lớn. Mặt tích cực khác là Avex giờ đã biết cách thu hút các khán giả qua mạng online.

Khi mà đãi CD không còn đảm bảo cho nguồn thu nữa, các hãng thu âm phá bỏ rào cản và đẩy sản phẩm lên các dịch vụ trực tuyến nhiều hơn. Ví dụ ca sĩ kiêm nhạc sĩ đang thống trị bảng xếp hạng Kenshi Yonezu, hay nhóm nhạc nam có thâm niên Arashi, giờ đều đã xuất hiện trên Spotify. Các hãng thu âm nội địa như Sony, Avex,... đều không còn dè dặt với dịch vụ streaming nước ngoài như trước nữa.

Các công ty địa phương cũng nắm lợi thế rõ ràng để cạnh tranh với chính các dịch vụ nước ngoài. Bên cạnh catalog bài hát phong phú sẵn có, họ còn sản xuất các nội dung khác phục vụ khán giả địa phương nghe J-pop, thứ mà Spotify hay Apple Music khó cung cấp được hoặc nếu có thì cũng không cạnh tranh lại được. Do vậy, với một thị trường đặc thù như Nhật Bản, cho dù streaming có lên ngôi chăng nữa thì thế độc quyền song mã Spotify-Apple cũng khó xảy ra.

Ambitious Man theo Reuters

Chủ đề khác