VnReview
Hà Nội

Tại 165 quốc gia, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc đang làm lu mờ GPS của Mỹ

Thủ đô Addis Ababa của Ethiopia là một thành phố nhộn nhịp và đông đúc với 4,8 triệu dân cư. Bên cạnh nhịp tăng về độ chính xác của hệ thống định vị chính là đà tăng trưởng của dịch vụ giao đồ ăn mang tên Deliver Addis.

Tại 165 quốc gia, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc đang làm lu mờ GPS của Mỹ

Một mô hình của hệ thống điều hướng vệ tinh Bắc Đẩu được trình diện tại Hội chợ thương mại dịch vụ quốc tế 2020 diễn ra tại Bắc Kinh.

Bí mật đứng sau đó chính là nhờ vào công nghệ vệ tinh của Trung Quốc - thứ mà ban đầu được thiết kế dành riêng cho mục đích quân sự.

Sự tăng trưởng thần kì của nền tảng giao đồ ăn này có được là một phần nhờ vào hệ thống điều hướng vệ tinh Bắc Đẩu, loại công nghệ đang tô điểm cho bước tiến mới của Trung Quốc trong cuộc chiến thống trị dữ liệu toàn cầu.

Miyuki Koga, chủ sở hữu của một nhà hàng Nhật Bản tại đây, nhấn mạnh rằng "thông tin định vị điện thoại thông minh đã cải thiện rất rất nhiều" kể từ khi ông chuyển tới đây vào 13 năm trước. "Chúng tôi thậm chí còn quản lí hoạt động giao hàng ngay giữa mùa đại dịch vi-rút corona".

Trước kia, Hoa Kì là quốc gia đi đầu về loại công nghệ này nhờ vào việc phóng vệ tinh đầu tiên là tiền thân của Hệ thống Định vị toàn cầu (GPS) từ năm 1978. Nhưng giờ đây, người chơi gạo cội mang tên GPS ấy lại đang bị vượt mặt bởi Bắc Đẩu.

Hệ thống Bắc Đẩu được Trung Quốc hoàn thiện vào tháng Sáu vừa qua sau thời gian dài phát triển kể từ năm 1994. Mục tiêu của Bắc Kinh hiện tại không chỉ dừng lại ở việc làm kinh tế.

Dữ liệu từ Trumble – một công ty thu thập dữ liệu vệ tinh của Mỹ - cho thấy rằng thủ đô của 165 trên 195 quốc qua lớn, tức 85%, có tần suất quan sát bởi vệ tinh của Bắc Đẩu nhiều hơn các vệ tinh của GPS.

Hiện đang có tới 30 vệ tinh Bắc Đẩu liên tục truyền tín hiệu tới Addis Ababa, gấp đôi con số mà hệ thống của Hoa Kì sử dụng. Thậm chí là đa số tín hiệu được thực hiện đều có thiết bị đích là các mẫu điện thoại giá rẻ tới từ chính Trung Quốc.

Ban đầu, GPS được xây dựng để dành cho các ứng dụng quân sự như dẫn đường tên lửa và ghi lại vị trí binh lính. Bằng việc phát triển công nghệ vệ tinh có thể đối đầu với hệ thống của Mỹ, Bắc Kinh có thể củng cố khả năng quân sự của chính mình, đồng thời, phô diễn mối đe dọa tới Washington.

Trong gần nửa thế kỉ kể từ sự khai sinh của mạng Internet, nước Mỹ đã luôn mang vị thế của một làn sóng đổi mới trong không gian mạng. Nhưng những động lực phát triển trong lĩnh vực đang phát triển chóng mặt này cũng đang thay đổi một cách nhanh chóng.

Không chỉ vậy, cuộc chiến kiểm soát dữ liệu không chỉ được đặt cược vào những hệ thống đang lơ lửng bên ngoài trái đất, mà còn đào sâu cả dưới đáy đại dương.

Vào tháng Năm vừa rồi, nhiều lo ngại nảy sinh sau khi một tàu nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc có tên là Hướng Dương Hồng 01, bất ngờ xuất hiện tại ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc lãnh thổ Guam nằm sâu trong vùng biển Thái Bình Dương của Mỹ, kèm theo đó là nhiều hành vi đáng ngờ.

Tại 165 quốc gia, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc đang làm lu mờ GPS của Mỹ

Theo tài liệu của dịch vụ theo dõi MarineTraffic thì hành trình của tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 01 kéo dài hơn một năm.

Dù rằng Bắc Kinh đã nhiều lần làm căng thẳng tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông bằng việc liên tục khẳng định chủ quyền của mình, nhưng diễn biến tại Guam là một bước tiến mới.

Theo Giáo sư Yasuhiro Matsuda, người nghiên cứu về chính trị quốc tế tại Đại học Tokyo, thì "sự chú ý của Trung Quốc nay đã chuyển sang những lợi ích mà vùng biển Thái Bình Dương mang lại".

Trang;Nikkei đã xem xét hoạt động của 34 tàu điều hành bởi Chính phủ Trung Quốc thông qua MarineTraffic, đây là dịch vụ ghi lại đường đi của tàu biển trên toàn thế giới dựa trên dữ liệu công khai từ hệ thống định danh tự động.

Nguồn dữ liệu trên cho thấy Tàu Hướng Dương Hồng 01 đã thực hiện nhiều hải trình theo một mô hình có hệ thống gần khu vực Guam hoa Mỹ nắm giữ và quần đảo Bắc Mariana. Quần đảo Guam cũng là nơi đóng quân của một căn cứ quân sự Mỹ.

Nhiều tàu trong số trên đã đi tới biển Ấn Độ Dương thông qua eo biển Malacca.

Theo giáo sư Koichi Sata tại đạt học J.F Oberrlin thì: "Lộ trình này trùng khớp với vùng kinh tế Vành đai và Con đường do Trung Quốc hỗ trợ".

Tính từ đầu năm nay tới ngày 4/11 vừa qua, 13 trong tổng số tàu trên đã đi vàobiển Thái Bình Dương, vượt qua cả "chuỗi các hòn đảo đầu tiên" gồm các quần đảo ngoài khơi bờ biển Đông Á bao gồm Okinawa, Đài Loan và Philippines. Thậm chí còn có một tàu Trung Quốc dừng lại gần châu Nam Cực trong gần ba tháng rưỡi.

Các tàu này có nhiệm vụ khảo sát nguồn tài nguyên ngoài khơi và cũng có thể đang thu thập dữ liệu nhằm phục vụ mục đích quân sự, ví dụ như lập bản đồ các tuyến đường biển trong tương lai chẳng hạn. Có nhiều thông tin cho rằng quân đội Trung Quốc đang tăng cường hoạt động tàu ngầm, để được như vậy, thông tin về dòng hải lưu, địa chất đáy biển chính là những yếu tố quan trọng.

Trong kỉ nguyên mà tất cả công nghệ đều được liệt vào hàng vũ khí cho chiến tranh thông tin, Trung Quốc đang tìm cách để trở thành kẻ đi trước một bước ở nhiều lĩnh vực cạnh tranh như: vũ trụ, không gian mạng, và ngay cả bộ phận khoa học – công nghệ chuyên về tìm cách mở rộng khả năng của não bộ.

Trung ND theo Nikkei

Chủ đề khác