VnReview
Hà Nội

Ông Kim Jong-un gọi âm nhạc K-Pop là “căn bệnh ung thư suy đồi”

Nhà lãnh đạo Bắc Triêu Tiên đã dùng những từ ngữ nặng nề nhất miệt thị văn hóa Nam Hàn, trong đó tiêu biểu là làn sóng âm nhạc K-Pop.

Ông Kim đã gọi K-Pop là "căn bệnh ung thư suy đồi" (nguyên văn: "vicious cancer"), làm hư hỏng "lối cư xử, cách phát ngôn, đầu tóc và trang phục" của giới trẻ Bắc Hàn. Thông điệp được truyền thông nhà nước phát đi, nếu không ngăn chặn thì nó sẽ khiến cho Bắc Triều Tiên "sụp đổ".

Sự xâm lược văn hóa

Tờ The New York Times nhận xét, làn sóng K-Pop đã giành được trái tim của hàng triệu người hâm mộ trên toàn cầu, và bây giờ chỉ còn một vùng đất cuối để chinh phục - Bắc Triều Tiên. Sự mến mộ nơi đây đã khiến các nhà lãnh đạo phát động chiến tranh văn hóa nhằm ngăn chặn ảnh hưởng. Tuy nhiên, cản bước một trận sóng thần không phải là đơn giản.

Ông Kim gọi K-Pop là "căn bệnh ung thư suy đồi" (ảnh: Reuters)

Những tháng gần đây, gần như truyền thông nhà nước lẫn ông Kim liên tục réo tên văn hóa giải trí Nam Hàn. Không ngừng phê phán ảnh hưởng của phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc lên đất nước họ. Là một phần trong nỗ lực chiến tranh văn hóa, ông Kim đã ra lệnh cho các cơ quan tiến hành chặn đứng cuộc xâm lược.

Theo một người từng bỏ trốn khỏi Bắc Triều Tiên, ông Kim đang cố khẳng định quyền lực với tư tưởng giới trẻ Triều Tiên, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo lâu dài của gia đình. Trong suy nghĩ của mình, giới trẻ Triều Tiên nghĩ họ "không mắc nợ điều gì với Kim Jong-un". Bất chấp những nỗ lực của chính quyền, giới trẻ vẫn âm thầm "đóng cửa kéo rèm" để xem phim Hàn Quốc.

Bài trừ thẳng tay

Theo quy định mới được ban hành năm ngoái, Triều Tiên sẽ xử phạt lao động khổ sai từ 5 đến 15 năm đối với những ai tàng trữ, tiêu thụ văn hóa giải trí từ Hàn Quốc. Trước đây, thời gian xử phạt cho tội danh này chỉ là 5 năm. Thậm chí, nếu bị kết án tuyên truyền những sản phẩm giải trí bị cấm vào lãnh thổ Triều Tiên, bạn có nguy cơ đối mặt với án tử hình.

Đối với trường hợp "nói năng, viết hoặc hát theo phong cách Hàn Quốc", có thể bị trừng phạt lao động khổ sai từ 2 đến 3 năm.

Banner quảng cáo BTS tại Hàn Quốc (ảnh: Getty Images)

Các hình phạt gia tăng sau khi ông Kim yêu cầu chính quyền cấp dưới "dập tắt" mọi mầm mống đang nhen nhóm của văn hóa ngoại lai. Hồi tháng Tư, nhà lãnh đạo đã cảnh báo có "một sự chuyển biến nghiêm trọng" trong tư tưởng giới trẻ nơi đây. Tờ báo Rodong Shinbun cảnh báo đất nước họ sẽ bị "sụp đổ" nếu không ngăn chặn ảnh hưởng của các sản phẩm giải trí như K-Pop.

Dường như sự xâm lược văn hóa này đã vượt quá sức chịu đựng của ông Kim. Ví dụ, khi những người phụ nữ Triều Tiên trò chuyện, họ được hướng đến gọi người kia là "đồng chí". Tuy nhiên, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện các từ như "oppa" hay "anh yêu" (honey) giống phim truyền hình Hàn Quốc.

Ông Kim đã gọi lối ngôn ngữ này là "hư hỏng".

Gia đình của những người bị bắt gặp sử dụng giọng điệu kiểu Hàn Quốc có thể bị trục xuất khỏi đất nước. Bất kể phát ngôn đó được gửi đi bằng tin nhắn văn bản hay lời nói hàng ngày.

Để ngăn chặn sự văn hóa ngoại lai xâm nhập, radio và TV được kiểm soát để chỉ nhận tiếp nhận sóng phát thanh truyền hình của nhà nước. Internet cũng bị ngắt kết nối với toàn cầu.;

Một buổi biểu diễn chung giữa ca sĩ hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên, tại thủ đô Bình Nhưỡng năm 2018 (ảnh: AP)

Một đội gìn giữ kỷ luật sẽ đi tuần tra trên phố, cấm nam giới để tóc quá dài so với quy định. Nữ giới không được phép mặc váy quá ngắn, hoặc mặc quần tây bó quá chật (kiểu quần thường để tôn dáng đôi chân phụ nữ). Màu của tóc cũng được quy định phải là màu đen, kể cả thuốc nhuộm tóc cũng phải là màu đen.

"Đóng cửa kéo rèm"

Để có thể tiếp cận với văn hóa giải trí từ bên kia đất nước, giới trẻ Triều Tiên không còn cách nào ngoài làm việc đó trong lén lút.

Theo một người đã xem bộ phim truyền hình Muôn kiểu ghen tuông của Hàn Quốc, lấy đề tài về tình yêu nam nữ, anh đã cảm thấy rất shock. "Trên truyền hình Triều Tiên, mọi thứ đều chỉ xoay quanh nhà nước và người lãnh đạo. Chúng tôi chưa bao giờ thấy những biểu hiện bình thường của con người, như là nam nữ hôn nhau".

Theo The New Yord Times, một khảo sát của Viện nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất thuộc Đại học Quốc gia Seoul, đã thực hiện thăm dò với 116 người bỏ trốn khỏi Triều Tiên. Gần một nửa trong số đó "thường xuyên" xem văn hóa giải trí Hàn Quốc ngay khi còn ở Triều Tiên.

Theo Jung, người đã trả lời ở trên, Hạ cánh nơi anh đang là phim truyền hình được yêu thích nhất hiện nay.

Ambitious Man

Chủ đề khác