VnReview
Hà Nội

Ghi nhận nhiệt độ 48 độ C ngay vùng đất băng giá Siberia

Hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy nhiệt độ mặt đất tại ít nhất một địa điểm ở Siberia đã đạt mức cao nhất 118 độ F (48 độ C). Đó là một mùa hè nóng nực của Siberia và chắc chắn đây sẽ không phải là lần cuối cùng.

Trong khi nhiều người đổ xô về miền Tây nước Mỹ khi những thành phố như Phoenix và Salt Lake City phải hứng chịu nhiệt độ nóng kinh hoàng trong tuần qua, thì một hiện tượng khí hậu bất thường tương tự cũng đã diễn ra ở bên kia thế giới trong Vòng Bắc Cực.;

Cho đến nay, khí hậu phổ biến nhất ở Siberia là khí hậu cận Bắc Cực, nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ khoảng 5 độ C (23 °F), trung bình vào tháng 1 là −25 độ C và nhiệt độ trung bình trong tháng 7 là 17 °C. Mức nhiệt thay đổi đáng kể theo từng khu vực ở Siberia, tuy nhiên mức nhiệt trung bình trong tháng 7 được tính là khoảng 10 độ C.

Nhưng theo trang Gizmodo, vệ tinh Copernicus Sentinel của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu mới đây đã đo được mức nhiệt trên mặt đất ở Verkhojansk, Yakutia, Đông Siberia là 48 độ C. Nhiệt độ mặt đất có phần khác trong khu vực, như ở Govorovo là 43 độ C, hay ở Saskylah là 37 độ C. Nhưng mức nhiệt 37 độ C cũng đã là mức nhiệt độ cao nhất kể từ năm 1936. Điều quan trọng cần lưu ý là nhiệt độ đang được thảo luận ở đây là nhiệt độ bề mặt đất, không phải nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí ở Verkhojansk là 86 độ F (30 độ C) - dù là 30 độ C song mức nhiệt này vẫn được cho là nóng bất thường ở đây.

Nhiệt độ mặt đất nóng như vậy là điều rất tồi tệ. Những mức nhiệt nóng này bao trùm lên lớp băng vĩnh cửu - lớp đất đóng băng thời cổ đại, chứa khí nhà kính và phần lớn miền đông nước Nga được xây dựng trên đó. Khi lớp băng vĩnh cửu tan đi, nó đẩy khí mêtan trở lại bầu khí quyển.

Bên cạnh những tác động có hại của nhiều khí nhà kính trong bầu khí quyển, sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu gây mất ổn định cho trái đất ở Siberia, tác động đến nền móng xây dựng và gây ra lở đất. 

Không chỉ trong năm nay, vào đúng ngày này năm ngoái (23/6/2020), Siberia cũng phải hứng chịu một đợt nắng nóng dẫn đến nhiệt độ không khí lên 100 độ F (38 độ C). Lúc đó, mức nhiệt 38 độ C được ghi nhận là mức nhiệt nóng nhất trong khu vực. Vào tầm tháng Năm của những năm 90, nhiệt độ ở phía tây Siberia cũng tăng cao, phản ánh sự ngột ngạt bất thường đang ảnh hưởng đến khắp mọi nơi. Và đó không chỉ khổ sở do băng vĩnh cửu tan; vụ cháy rừng năm ngoái ở Siberia đã bơm một lượng carbon dioxide kỷ lục vào bầu khí quyển. Tất cả đều như một lời đảm bảo sẽ có thêm nhiều mùa hè như thế này nữa trong tương lai.

Hoàng Lan

Chủ đề khác