VnReview
Hà Nội

Khám phá trung tâm nghe lén trong Đại Sứ Quán Mỹ ở Berlin

Không chỉ tham gia nghe lén điện thoại di động của bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ còn "cả gan" nghe lén hệ thống điện thoại di động của chính phủ Đức. Điều này đặt ra những căng thẳng mới trong mối quan hệ Đức - Mỹ, vốn đang ngày càng rạn nứt vì scandal nghe lén này.

Dưới đây là những diễn biến mới nhất của vụ bê bối nghe lén của Mỹ đối với chính phủ Đức và bản thân bà Markel:

1. Theo các điều tra của tạp chí SPIEGEL, thì các cơ quan tình báo Mỹ không chỉ nhắm tới điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel, mà họ còn sử dụng Đại sứ quán Mỹ tại Berlin như là một trung tâm nghe lén. Những tiết lộ này giờ đây phơi bày một mối đe dọa nghiêm trọng tới các mối quan hệ Đức -Mỹ, đặt nó bên bờ vực đổ vỡ.

2. Nghiên cứu của SPIEGEL, bao gồm cả phân tích từ các tài liệu thu được của cựu điệp viên NSA Edward Snowden, đã đi tới kết luận rằng: Nhiệm vụ cơ quan ngoại giao của Mỹ đóng thủ đô nước Đức không chỉ đơn thuần là thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Đức - Mỹ. Từ trên mái tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Berlin (ở ảnh trên), một đơn vị đặc biệt của CIA và NSA có mật danh là "Special Collection Service" (SCS - tạm dịch là Phòng Thu thập thông tin Đặc biệt) có thể giám sát phần lớn truyền thông di động từ trụ sở của chính phủ Đức.

3. Nghe lén từ một Đại sứ quán là một hành vi bất hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào. Nhưng các tài liệu còn cho thấy rằng, đó chính xác là nhiệm vụ chính của đơn vị SCS. Đơn vị này dường như có thể "chặn" mọi tín hiệu di động trong khi định vị và mô phỏng chính xác vị trí của người sử dụng mà họ quan tâm. Tài liệu xếp vào loại "tối mật" của NSA cho thấy sự tồn tại của một hệ thống ăng-ten SCS với tên mã "Einstein" và thiết bị điều khiển của nó có tên là "Castanet."

4. Tài liệu tối mật này của NSA còn cho thấy những sứ mệnh khác của đơn vị SCS. Một danh sách bí mật khác mà SPIEGEL được tiếp cận cũng hé lộ rằng, các điệp viên của đơn vị này đang hoạt động trên toàn thế giới ở khoảng 80 địa điểm khác nhau, 19 địa điểm trong số đó thuộc châu Âu -- các thành phố như Paris, Madrid, Rome, Prague và Geneva. SCS duy trì 2 căn cứ ở Đức, một ở Berlin và căn cứ còn lại ở Frankfurt.;Sự "đơn độc" này là bất thường. Nhưng đổi lại, cả 2 căn cứ này đều được trang bị ở mức tối tân nhất và có đội ngũ nhân viên hoạt động ở mức cao nhất

5. Các đội của đơn vị SCS chủ yếu làm việc ở những lĩnh vực khác nhau dưới vỏ bọc của Lãnh sự quán và Đại sứ quán Mỹ, nơi mà họ được chính thức công nhận là những nhà ngoại giao và được hưởng các đặc quyền ngoại giao. Dưới sự bảo hộ ngoại giao này, họ có thể nghe nhìn thoải mái mà không bị cản trở. Họ không thể bị bắt! Những bức hình chụp được ở trên và các bức ảnh tiếp theo trong bài này được trích ra từ một tài liệu tối mật của NSA với các hướng dẫn chi tiết cho công tác giám sát tại các cơ sở ngoại giao. 

6. Các thiết bị cần thiết thường được cài đặt trên các tầng cao của các tòa nhà Đại sứ quán hoặc trên các mái nhà, nơi mà công nghệ đang ngày càng được bao phủ bởi các màn hình hoặc các cấu trúc giống như Potemkin, nhằm bảo vệ khỏi các cặp mắt tò mò. Đó cũng là trường hợp đã diễn ra ở Berlin.

7. Vụ bê bối này được phơi bày với những tiết lộ mới nhất đã làm rung chuyển sự "kiên định" của thể chế chính trị Đức, thậm chí nó còn gây phương hại tới các hiệp định tự do thương mại xuyên Đại Tây Dương được mong đợi lâu nay. Cho tới gần đây, khi mà chính phủ vẫn đang còn có "đức tin" vào các cơ quan tình báo của đồng minh, vào giữa tháng Tám vừa qua, Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng Đức Ronald Pofalla (ảnh trên) vẫn thản nhiên cho biết vụ scandal NSA đã kết thúc. Giờ đây, không chỉ có Pofalla phải hổ thẹn với tuyên bố của mình, mà bà Merkel cũng rơi vào tình cảnh khó xử tương tự. Bà là hiện thân của người đứng đầu chính phủ nhưng bà cũng chỉ thực sự tỏ ra "sốt sắng" khi biết chính bản thân mình là mục tiêu của các cơ quan tình báo Mỹ.

8. Vào hôm thứ Tư tuần trước, bà thủ tướng Đức đã có một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama bằng những ngôn từ chỉ trích mạnh mẽ. Theo một kết quả thăm dò của viện YouGov, có tới 62% người Đức đồng ý với phản ứng gay gắt của bà Merkel. Một phần tư người được hỏi thậm chí còn cho rằng nó còn quá nhẹ tay. Trong một động thái thường thấy khi có sự không hài lòng dành cho sự bất hảo, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle đã triệu tập vị Đại sứ mới của Mỹ tại Đức, ông John Emerson (ảnh trên), tới Văn phòng Bộ ngoại giao để giải trình về vấn đề này.

Hữu Thắng (Theo SPIEGEL)

Chủ đề khác