VnReview
Hà Nội

Quyền lực internet: Chuông nguyện hồn ai

Hiện tại chúng ta đang phải chứng kiến một cuộc chiến tranh dành quyền lực trên Internet. Một bên là các tổ chức quyền lực truyền thống như chính phủ và các tập đoàn lớn đa quốc gia. Một bên những nhóm phong trào ở cơ sở, các nhóm phản động, tin tặc và tội phạm hoạt động rộng rãi, nhanh nhẹn.

Ban đầu, Internet được kiểm soát bởi bên thứ hai. Nó là một công cụ hỗ trợ phối hợp và giao tiếp hiệu quả, và giúp họ có vẻ như không thể bị đánh bại. Nhưng hiện tại, các tổ chức quyền lực truyền thống đang có những chiến thắng lớn. Hai bên sẽ tiếp tục cuộc chiến ra sao, và chúng ta liệu có rơi vào một trong hai lực lượng này hay không là một câu hỏi mở và cực kỳ quan trọng đối với tương lai của Internet.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

Khi Internet bắt đầu xuất hiện, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về "quy luật tự nhiên" của nó, làm thế nào để nó chiến thắng quyền lực truyền thống, trao quyền cho quần chúng và tự do phát triển trên toàn thể giới. Tính chất quốc tế của Internet bỏ qua luật pháp của các quốc gia. Giấu tên dễ dàng. Không thể kiểm duyệt. Cảnh sát không biết gì về tội phạm mạng. Và những thay đổi lớn dường như không thể tránh khỏi.

Tiền tệ kỹ thuật số sẽ làm suy yếu chủ quyền quốc gia. Báo chí cá nhân sẽ lật đổ các phương tiện truyền thông truyền thống, bộ phận PR của các công ty và các đảng phái chính trị. Khả năng sao chép dễ dàng của các tập tin kỹ thuật số sẽ phá hủy các ngành công nghiệp phim ảnh, âm nhạc truyền thống. Tiếp thị web sẽ giúp những công ty nhỏ nhất cạnh tranh với các gã khổng lồ. Nó thực sự sẽ là một trật tự thế giới mới.

Đó tưởng chừng như là những viễn cảnh không tưởng, nhưng một vài trong số chúng đã xảy ra. Tiếp thị trên Internet đã làm thay đổi ngành thương mại. Ngành công nghiệp giải trí đã bị thay đổi bởi những thứ như MySpace và YouTube, và trở nên cởi mở hơn với những người ngoài ngành. Hàng loạt phương tiện truyền thông đã thay đổi đáng kể, và một vài người tới từ thế giới blog đã trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế giới truyền thông.

Có những cách thức mới để điều hành các cuộc bầu cử và tổ chức hoạt động chính trị. Hoạt động gây quỹ cộng đồng đã giúp hàng chục ngàn dự án có vốn đầu tư, và nguồn lực cộng đồng đã giúp nhiều loại dự án có thể thành hiện thực. Facebook và Twitter thực sự là công cụ có thể giúp lật đổ các tổ chức, chính phủ.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

Al Qaeda đã từng "mượn" Twitter để kích động khủng bố

Nhưng đó chỉ là một vài khía cạnh trong những đột phá của Internet. Internet cũng khuyến khích phát triển những giá trị truyền thống.;

Dữ liệu số là tài nguyên quý giá và cũng là hiểm họa

Về khía cạnh doanh nghiệp, quyền lực đang được củng cố tạo ra hai xu hướng trong điện toán. Một là sự nổi lên của điện toán đám mây, có nghĩa là chúng ta không còn kiểm soát dữ liệu của chúng ta nữa. Email, ảnh, lịch, danh bạ, tin nhắn cà các tài liệu của chúng ta được lưu trên các máy chủ thuộc về Google, Apple, Microsoft, Facebook và các dịch vụ khác.

Thứ hai, chúng ta thường hay truy cập dữ liệu của chúng ta bằng các thiết bị mà chúng ta có ít khả năng kiểm soát toàn bộ như iPhone, iPad, smartphone Android, Kindle, Chromebook… Không giống các hệ điều hành truyền thống, các thiết bị này được các hãng sản xuất kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều, giới hạn những phần mềm có thể chạy trên thiết bị, những gì thiết bị có thể làm, và cách mà thiết bị được cập nhật. Thậm chí Microsoft và Apple còn áp dụng chiến lược kiểm soát chặt chẽ này lên các hệ điều hành máy tính như Windows 8 và Mountain Lion.

Có thể nói mô hình điện toán này tương tự chế độ phong kiến thời trung cổ ở châu Âu. Người dùng cam kết trung thành với nhiều công ty mạnh mẽ, các công ty này (lần lượt) cam kết sẽ bảo vệ người tiêu dùng tránh các mối đe dọa an ninh và đảm trách cả nhiệm vụ quản trị hệ thống cho họ.

Chế độ phong kiến thời trung cổ ở châu Âu là một hệ thống chính trị theo cấp bậc, với nghĩa vụ theo cả hai hướng. Lãnh chúa cung cấp sự bảo vệ, và các chư hầu cung cấp dịch vụ. Mối quan hệ lãnh chúa-dân tương tự mối quan hệ giữa người tiêu dùng-các tập đoàn lớn, tuy nhiên lãnh chúa có quyền lực mạnh hơn rất nhiều.

An ninh theo kiểu phong kiến củng cố quyền lực trong tay số ít. Các công ty Internet thời nay cũng giống như các lãnh chúa trước đây, hoạt động vì quyền lợi của riêng họ. Họ sử dụng các mối quan hệ của họ với chúng ta và đôi khi là đồng tiền của chính chúng ta để tăng lợi nhuận của họ. Họ hành động tùy tiện, họ mắc sai lầm. Họ cố tình - và bất ngờ - thay đổi chuẩn mực xã hội. Chế độ lãnh chúa phong kiến thời trung cố trao quyền hạn vô biên cho lãnh chúa chứ không phải người nông dân không có đất, chúng ta đang nhìn thấy điều tương tự trên Internet.

Tất nhiên, không phải tất cả đều tiêu cực. Chúng ta, đặc biệt là những người không phải dân kỹ thuật, thích sự tiện lợi, tính dự phòng, tính di động, tự động hóa và khả năng chia sẻ của các thiết bị được quản lý bởi hãng sản xuất. Chúng ta thích lưu trữ đám mây. Chúng ta thích tự động cập nhật. Chúng ta ghét phải tự mình đối phó với các hiểm họa an ninh. Chúng ta thích Facebook hoạt động trên bất cứ thiết bị nào, ở bất cứ nơi đâu.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

Các chính phủ đang giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt Internet gắt gao hơn bao giờ hết. 

Quyền lực của chính phủ trên Internet cũng đang gia tăng. Các chính phủ đang giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt Internet gắt gao hơn bao giờ hết. Các chính phủ cũng đang tuyên truyền nhiều hơn trên Internet, và họ ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn những gì người dùng có thể và không thể làm trên Internet. Các chính phủ độc đoán đang cố gắng nắm sự phát triển "chủ quyền mạng" để tiếp tục củng cố quyền lực của họ. Và cũng có những cuộc chạy đua vũ trang mạng, các chính phủ đang bơm một số lượng tiền rất lớn vào việc phát triển vũ khí mạng và củng cố phòng thủ mạng, nhằm tiếp tục gia tăng sức mạnh của họ.

Trong nhiều trường hợp, lợi ích của các tập đoàn và quyền hạn của chính phủ được dàn xếp. Cả các tập đoàn và chính phủ đều được hưởng lợi từ việc giám sát mọi nơi, và NSA đang sử dụng các công ty như Google, Facebook và Verizon để có được quyền truy cập vào các dữ liệu mà họ không thể truy cập bằng cách khác. Các thiết bị an ninh của các công ty như BlueCoat và Sophoes đang được các chính phủ sử dụng để theo dõi các công dân của họ. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt mà Disney sử dụng trong các công viên của hãng cũng có thể được sử dụng để xác nhận những kẻ biểu tình ở Trung Quốc.

Những gì đã xảy ra? Chúng ta đã làm gì sai, trong những năm đầu của Internet, dẫn đến kết quả này?

Sự thật là công nghệ đã phóng đại quyền lực nói chung, nhưng tỷ lệ áp dụng khác nhau. Các tổ chức không ổn định, những kẻ ngoài vòng pháp luật, phản động, ít quyền lực, tội phạm… có thể sử dụng công nghệ mới rất nhanh. Và khi các nhóm này phát hiện ra Internet, đột nhiên họ có quyền lực. Nhưng sau đó, khi các tổ chức quyền lực truyền thống tìm ra cách khai thác Internet, họ có nhiều quyền lực hơn để phổ biến. Đó là sự khác biệt. Các nhóm phong trào có thể nhạy bén và nhanh chóng sử dụng quyền lực mới của họ, trong khi các thể chế truyền thống thì chậm hơn nhưng lại có thể sử dụng quyền lực của họ hiệu quả hơn.

Do đó, trong khi các thành phần phản động Syria sử dụng Facebook để tổ chức thì chính phủ Syria lại sử dụng Facebook để xác định và bắt giữ các thành phần phản động này.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

...đa số tiến bộ công nghệ mới mang lợi ích tới cho nhóm phong trào trước

Mặc dù vậy, về tổng thể các thế lực phong trào không phải chịu thiệt hại. Với các thế chế chính phủ, Internet là một sự thay đổi về mức độ, nhưng nó mang tới một lợi ích duy nhất cho các nhóm phong trào. Internet cung cấp cho các nhóm phong trào khả năng phối hợp. Điều này có thể tạo ra những tác động đáng kinh ngạc, như chúng ta đã thấy trong các cuộc tranh luận SOPA/PIPA, Gezi, Brazil và sự gia tăng của việc gây quỹ cộng đồng. Nó có thể đảo ngược những quyền lực, ngay cả khi có sự giám sát, kiểm duyệt và kiểm soát sử dụng. Nhưng ngoài việc hỗ trợ phối hợp các hoạt động chính trị, Internet còn giúp kết hợp và đoàn kết xã hội, ví dụ kết nối đồng bào dân tộc, giới tính kém phổ biến, người bị bệnh hiếm gặp và những người tìm kiếm những lợi ích không phổ biến.

Đây không phải là tĩnh: Các tiến bộ công nghệ sẽ tiếp tục cung cấp lợi thế cho các nhóm phong trào. Nếu bạn nghĩ bảo mật là một cuộc chạy đua vũ trang giữa những kẻ tấn công và những kẻ phòng thủ thì bất kỳ tiến bộ công nghệ nào cũng cung cấp cho bên này hay bên kia một lợi thế tạm thời. Nhưng đa số tiến bộ công nghệ mới mang lợi ích tới cho nhóm phong trào trước. Họ không bị cản trở bởi sự quan liêu và đôi khi không bị ràng buộc bởi luật pháp và đạo đức. Họ có thể tiến hóa nhanh hơn.

Chúng ta đã thấy những điều này trên Internet. Ngay sau khi Internet được áp dụng cho thương mại điện tử, một thể loại tội phạm ảo mới đã xuất hiện. Cảnh sát đã phải mất một thập kỷ mới có thể bắt kịp chúng. Các thế lực phản động đã sử dụng quyền lực của mạng xã hội trước khi chính phủ kiểm soát.

Sự chậm trễ này được nhà phân tích Bruce Scheier gọi là "khoảng trống bảo mật". Nó sẽ lớn hơn khi có nhiều công nghệ hơn, và trong thời kỳ công nghệ phát triển nhanh chóng. Về cơ bản, nếu có nhiều đổi mới để khai thác, sẽ có nhiều thiệt hại hơn do xã hội không có khả năng theo kịp để khai thác tất cả chúng. Và khi thế giới của chúng ta đang có nhiều công nghệ hơn bao giờ hết, với tốc độ phát triển, thay đổi nhanh chóng, chúng ta cũng có thể sẽ thấy "khoảng trống bảo mật" lớn hơn bao giờ hết. Nói cách khác, các nhóm phong trào sẽ có một khoảng thời gian ngày càng tăng để sử dụng các công nghệ mới trước khi các thể chế chính phủ có thể tận dụng những công nghệ này tốt hơn.

Đây là một trận chiến giữa hai thế lực nhanh chóng và mạnh mẽ, tương tự cuộc chiến giữa Robin Hood, đại diện cho các nhóm phong trào, và các lãnh chúa phong kiến, đại diện cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn.

Ai là người thắng cuộc? Ai sẽ là người nắm quyền lực trên Internet trong thập kỷ tới?

Ở thời điểm hiện tại, có vẻ các "lãnh chúa" đang rạm chiến thắng. Giám sát rộng rãi sẽ giúp các chính phủ xác định các đối tượng phản động, khủng bố dễ dàng "xử lý" hơn. Giám sát dữ liệu sẽ giúp Great Firewall của Trung Quốc có thể dễ dàng bảo vệ dữ liệu khỏi những kẻ muốn phá hoại chúng. Cách mà chúng ta sử dụng Internet giúp NSA có thể theo dõi tất cả mọi người một cách dễ dàng. Và mặc dù có rất nhiều cách dễ dàng bảo vệ những bản sao kỹ thuật số, nhưng hầu hết người dùng vẫn không sử dụng.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

...NSA đang sử dụng các công ty như Google, Facebook và Verizon để có được quyền truy cập vào các dữ liệu mà họ không thể truy cập bằng cách khác

Vấn đề là để tận dụng sức mạnh của Internet cần có chuyên môn kỹ thuật. Những người có đủ khả năng luôn có thể đi trước các tổ chức chính phủ, tập đoàn lớn. Cho dù họ nắm quyền kiểm soát máy chủ email của bạn, họ sử dụng hiệu quả các công cụ mã hóa và ẩn danh, họ có thể phá vỡ những tập tin được mã hóa nhưng luôn có các công nghệ khác giúp bạn trốn tránh họ. Đây là lý do tại sao tội phạm mạng vẫn còn phổ biến, ngay cả khi cảnh sát đã đã bổ sung nhiều kiến thức. Và là lý do tại sao những người hiểu biết sâu về mặt kỹ thuật có khả năng gây ra những thiệt hại rất lớn, các tổ chức như Anonymous vẫn tồn tại như một lực lượng xã hội và chính trị. Giả sử công nghệ tiếp tục phát triển, không có lý do gì để tin rằng nó sẽ ngừng phát triển, sẽ luôn có một "khoảng trống bảo mật", ở đó các Robin Hood thời đại kỹ thuật số có thể hoạt động.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đang mắc kẹt ở giữa. Đa số người dân không có đủ kiến thức kỹ thuật để trốn tránh khỏi chính phủ và các tập đoàn lớn, tránh khỏi các nhóm tội phạm và tin tặc, hoặc tham gia vào các nhóm hoạt động đòi quyền lợi. Họ chấp nhận tùy chọn cấu hình mặc định, điều khoản tùy ý của dịch vụ, cửa sau mà NSA đã cài đặt, và thỉnh thoảng họ mất hoàn toàn dữ liệu. Đây là những người ngày càng bị cô lập bằng sự sắp xếp quyền lực của chính phủ và các tập đoàn lớn. Và họ sẽ khổ sở hơn nữa khi các lực lượng này mâu thuẫn với nhau.

Khi Facebok, Google, Apple và Amazon đấu đá nhau trên thị trường, khi Mỹ, EU, Trung Quốc và Nga chiến đấu với nhau về khoa địa chính trị,  khi Mỹ chiến đấu với khủng bố hoặc khi Trung Quốc chống những kẻ phản động trên đất nước họ người dùng đều bị thiệt hại.

Chính phủ và các tập đoàn sẽ ngày càng lạm dụng nhiều hơn cũng như công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn. Trong cuộc chiến giữa hai bên, càng nhiều công nghệ càng gây ra nhiều thiệt hại. Chúng ta đã chứng kiến hiện thực này: Tội phạm mạng có thể cướp tài sản của nhiều người một cách nhanh chóng mà không cần tốn sức viếng thăm nhà của nạn nhân.

Những kẻ chuyên ăn cắp bản quyền kỹ thuật số có thể tạo ra nhiều bản sao của nhiều thứ một cách nhanh chóng hơn tổ tiên của chúng. Và chúng ta sẽ thấy hiện thực này tiếp diễn trong tương lai: máy in 3D có thể khiến các cuộc tranh luận về giới hạn máy tính sớm có liên quan tới súng chứ không phải phim ảnh. Dữ liệu lớn có nghĩa là nhiều công ty có thể xác định và theo dõi bạn dễ dàng hơn. Đó là vấn đề tương tự nỗi sợ hãi "vũ khí hủy diệt hàng loạt": Khủng bố bằng vũ khí hạt nhân hoặc sinh học có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều so với những kẻ khủng bố bằng chất nổ thông thường. Và cũng tương tự, những kẻ khủng bố tin học với quy mô lớn có khả năng gây thiệt hại nhiều hơn những kẻ khủng bố với những quả bom.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

...những kẻ khủng bố tin học với quy mô lớn có khả năng gây thiệt hại nhiều hơn những kẻ khủng bố với những quả bom.

Khi công nghệ làm cho mỗi cá nhân trở nên nguy hiểm hơn, thì tỷ lệ tội phạm chúng ta chấp nhận tồn tại trong xã hội sẽ phải nhỏ hơn. Do số thiệt hại mỗi cá thể khủng bố có thể gây ra tăng lên nên chúng ta cần làm nhiều hơn để ngăn chặn một tên khủng bố duy nhất thực hiện khủng bố thành công.

Sự mất ổn định của các công nghệ, sự sợ hãi gia tăng, và sự mạnh mẽ mà các cơ quan chính phủ có thể đạt được. Điều này dẫn tới các biện pháp an ninh ngày càng nghiêng về hướng đàn áp, ngay các khi khoảng trống bảo mật sẽ khiến các biện pháp này ngày càng trở nên không hiệu quả. Và do vậy, chính phủ và các công ty sẽ ngày càng siết chặt các người dùng ở giữa nhiều hơn.

Nếu không được bảo vệ bởi lãnh chúa phong kiến thì những người nông dân có thể bị lạm dụng bởi cả bọn tội phạm lẫn các lãnh chúa khác. Nhưng cả các công ty và chính phủ - đôi khi móc ngoặc với nhau - đều sử dụng quyền lực của họ để kiếm lợi thế cho riêng mình, họ chà đạp quyền lợi của người dân trong quá trình này. Và nếu không có đủ hiểu biết để trở thành Robin Hood thời hiện đại, chúng ta không tin tưởng nhưng vẫn phải đệ trình bất cứ thứ gì mà thể chế các chính phủ và các tập đoàn lớn muốn.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu công nghệ tiếp tục phát triển? Cảnh sát liệu có tìm ra một cách duy nhất, hiệu quả để kiểm soát các nhóm phong trào và giữ an toàn cho xã hội của chúng ta? Hay công nghệ phát triển sẽ gia tăng sức mạnh của các nhân tố quá khích để chúng phá hoại xã hội của chúng ta? Có lẽ kịch bản ngày tận thế sẽ không xảy ra, tuy nhiên khó tìm ra một vùng đất trung lập, ổn định. Những nghi vấn này rất phức tạp và phụ thuộc vào những tiến bộ công nghệ trong tương lai, do đó chúng ta không thể dự đoán được. Nhưng chúng chủ yếu là những vấn đề chính trị, và nếu có bất kỳ giải pháp nào cũng sẽ là những giải pháp chính trị.

Cần sự minh bạch và cơ chế giám sát hợp lý

Trong thời gian ngắn, chúng ta cần minh bạch và giám sát. Chúng ta càng biết về nhiều những gì chính phủ và các công ty đang làm, chúng ta càng tin tưởng rằng họ không lạm dụng quyền hạn của họ. Chúng ta từ lâu đã biết sự minh bạch là đúng đắn với chính phủ, nhưng chúng ta đã bỏ qua nó trong nỗi sợ hãi của chúng ta về khủng bố và các mối đe dọa khác trong thế giới hiện đại. Các công ty cũng cần phải minh bạch, nhưng không may là động lực thị trường không nhất thiết buộc các tập đoàn phải minh bạch, chúng ta cần luật để làm điều đó. Minh bạch cũng cần cho các nhóm phong trào, minh bạch sẽ giúp chúng ta phân biệt các tổ chức tội phạm với những tổ chức phản động hoặc những tổ chức đấu tranh vì quyền lợi người dùng.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

...sự minh bạch là đúng đắn với chính phủ nhưng chúng ta đã bỏ qua nó...

Giám sát cũng cực kỳ quan trọng, và là một cơ chế từ lâu được dùng để kiểm tra sức mạnh. Điều này có thể là một sự kết hợp của những điều như: Tòa án sẽ hoạt động như những người ủng hộ của bên thứ ba đối với các quy định của pháp luật chứ không phải là tổ chức phê duyệt những quyết định, cơ quan lập pháp phải hiểu được công nghệ và cách mà chúng ảnh hưởng tới cân bằng quyền lực, và báo chí cộng đồng và các nhóm giám sát phải phân tích và tranh luận về cách hành động của những người nắm quyền lực.

Tính minh bạch và giám sát giúp chúng ta tin tưởng vào thể chế chính phủ để chống lại các mặt xấu của các nhóm phong trào, trong khi vẫn cho phép những mặt tốt phát triển. Vì nếu chúng ta giao sự an toàn của chúng ta cho chính phủ và các tập đoàn lớn, chúng ta cần phải biết họ sẽ hành động vì lợi ích của chúng ta và không lạm dụng quyền lực. Nếu không, sẽ không còn sự dân chủ.

Về lâu dài, chúng ta cần phải làm việc để giảm sự khác biệt về quyền lực. Chìa khóa của tất cả điều này là truy cập dữ liệu. Trên Internet, dữ liệu là sức mạnh. Khi các nhóm phong trào ít quyền lực có thể truy cập vào dữ liệu, họ dành được quyền lực. Các chính phủ, tập đoàn đã có quyền lực có thể truy cập vào dữ liệu, họ sẽ tiếp tục củng cố quyền lực của họ. Khi chúng ta muốn giảm sự mất cân bằng quyền lực, chúng ta phải nhìn vào dữ liệu: Dữ liệu riêng tư cho các cá nhân, pháp luật bắt buộc các công ty phải công khai và luật mở cửa chính phủ.

Chế độ phong kiến trung cổ phát triển với mối quan hệ cân bằng hơn, trong đó lãnh chúa có cả trách nhiệm và quyền lợi. Chế độ phong kiến Internet ngày nay không hề theo thể thức nào và là một chiều. Những người cầm quyền có rất nhiều quyền, nhưng ngày càng ít trách nhiệm hoặc giới hạn. Chúng ta cần cân bằng lại mối quan hệ này. Các chính phủ cần do nhân dân và vì nhân dân hơn, và cũng cần hạn chế sức mạnh của các tập đoàn lớn.

Internet ngày này là một tai nạn ngẫu nhiên: Kết quả của sự kết hợp giữa thiếu lợi ích thương mại ban đầu, chính phủ bỏ bê, yêu cầu của quân sự cho khả năng tồn tại và phục hồi, và các kỹ sư máy tính xây dựng hệ thống mở có thể làm việc dễ dàng và đơn giản. Các tập đoàn lớn đã biến Internet thành một máy in tiền năng xuất cao, và họ sẽ không dễ dàng từ bỏ. Cả các chính phủ cũng không ngoại lệ, họ khai thác Internet để kiểm soát các vấn đề chính trị.

Cuộc chiến chưa có hồi kết...

Chúng ta đang ở thời điểm bắt đầu cuộc tranh luận quan trọng về tương lai của Internet: Vai trò thích hợp của việc thực thi pháp luật, sự giám sát ở khắp mọi nơi, việc thu thập và lưu giữ toàn bộ cuộc sống của chúng ta, các thuật toán tự động sẽ phán xét chúng ta ra sao, chính phủ kiểm soát Internet, các quy tắc chiến tranh mạng đã cam kết, chủ quyền quốc gia trên Internet, hạn chế về sức mạnh của các công ty với dữ liệu của chúng ta, hậu quả của việc tiêu thụ thông tin và hơn nữa.

Ai là người thắng trong cuộc chiến vương quyền trên Internet?

Dữ liệu là những thứ ô nhiễm của thời đại thông tin

Dữ liệu là những thứ ô nhiễm của thời đại thông tin. Tất cả các máy tính đều sản sinh ra nó. Nó vẫn còn nguyên. Làm thế nào để chúng ta đối phó với nó - làm thế nào để chúng ta tái sử dụng và tái chế nó, những ai có thể truy cập vào nó, làm thế nào để chúng ta vứt bỏ nó và những gì pháp luật quy định về nó - là trách nhiệm trung tâm của thời đại thông tin.

Đây không phải là một khoảng thời gian phù hợp cho chúng ta tìm ra câu trả lời cho các vấn đề này. Trong lịch sử, các cuộc chuyển giao quyền lực không bao giờ diễn ra dễ dàng. Các tập đoàn lớn đã biến dữ liệu của chúng ta thành cỗ máy tăng doanh thu khổng lồ và họ sẽ không dừng lại. Các chính phủ cũng vậy, họ cũng khai các những dữ liệu này cho các mục đích riêng của họ. Nhưng chúng ta có nhiệm vụ phải giải quyết vấn đề này.

Hiện tại cuộc chiến này chưa có kết quả. Tất cả những vấn đề này đều rất phức tạp, đòi hỏi phải có các cuộc tranh luận có ý nghĩa, sự hợp tác quốc tế và các giải pháp sáng tạo. Chúng ta cần phải quyết định việc cân bằng quyền lực giữa thể chế chính phủ, các tập đoàn lớn và các nhóm phong trào, và làm thế nào để xây dựng các công cụ khuếch đại những điều tốt trong khi đàn áp những thứ tồi tệ trên Internet.

Hoàng Kỷ

Theo Mashable

Chủ đề khác