VnReview
Hà Nội

Phi công Anh suýt chết vì mũ bay trong dự án F35 nghìn tỉ

Các lỗi kỹ thuật khiến phi công của dự án nghìn tỉ JSF buộc phải "bay mù" với tốc độ 1000 dặm/giờ (tức khoảng 1.600 km/h). Thay vì giúp phi công nhìn thấy tất cả các vật thể xung quanh, chiếc mũ bay tân tiến do BAE sản xuất khiến phi công bị rối loạn vì đưa ra quá nhiều hình ảnh từ radar và camera.

Bài liên quan:

"Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ

 f-35 mũ bay khiến phi công anh suýt chết

Vào ngày 1/11, Angus Robertson, Phát ngôn viên Quốc phòng của Đảng Quốc gia Scotland (hiện đang nắm 6 ghế trong số 59 ghế của Scotland tại Hạ viện Vương quốc Anh) đưa ra tuyên bố với tờ The Mail rằng, một sự cố có tên gọi "ánh sáng mờ màu xanh" hoàn toàn có thể đã gây ra tai nạn chết người đối với 3 phi công Anh hiện tại đang huấn luyện tại trung tâm Không quân Eglin, Florida, Mỹ.

3 phi công này được điều sang Mỹ để học cách lái F-35 trong khuôn khổ JSF, dự án liên minh không quân trị giá nghìn tỉ đô của Mỹ và các đồng minh. Mỗi chiếc F-35 trong JSF có giá thành trên 100 triệu bảng Anh, song dự án này hiện đang gặp từ hết khó khăn này tới khó khăn khác: Kinh phí ngày càng đội lên và kỳ hạn ngày càng bị đẩy lùi.

Sau khi hoàn thành huấn luyện tại Eglin, 3 phi công trên sẽ trở lại Anh để huấn luyện cho các phi công khác của Không quân Hoàng gia Anh.

 f-35 mũ bay khiến phi công anh suýt chết

F-35B trong thử nghiệm thả bom

Ông Robertson cho biết: "Các báo cáo về hệ thống hiển thị trên mũ bảo hộ rất đáng lo ngại. Đây là sự cố mới nhất trong hàng loạt sự cố xảy ra với chương trình JSF. Sau khi chi ra hàng tỉ Bảng từ tiền thuế của người dân, Bộ Quốc phòng cần phải trung thực về các lỗi này".

Khi trả lời câu hỏi của ông Robertson tại Hạ viện Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Dunne khẳng định, các kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy những chiếc mũ bay nói trên đã không gặp phải bất kì vấn đề đáng lo ngại nào cả.

Chiếc mũ bay dành cho dự án JSF được BAE Systems sản xuất dựa trên mũ bay dành cho tiêm kích Typhoon. Vấn đề với chiếc mũ bay mới là chúng hiển thị quá nhiều thông tin.

 f-35 mũ bay khiến phi công anh suýt chết

Tiêm kích Typhoon

"Công nghệ này sẽ là rất tuyệt vời nếu hoạt động đúng cách. Tuy vậy, hiện giờ bạn chỉ có thể hiển thị một lượng thông tin có hạn trước khi phi công bị rối và các hình ảnh bắt đầu lẫn vào với nhau, đặc biệt là khi bay đêm", một nguồn tin giấu tên khẳng định với DailyMail.

"Phi công cần phải theo dõi thông tin về tốc độ, độ cao, góc hạ cánh và cất cánh, cũng như theo dõi mức nhiên liệu và hệ thống vũ khí. Khi thêm vào các hình ảnh từ không gian xung quanh, mọi thứ trở nên quá rối loạn. Phi công gần như bị; mù vì rối thông tin vậy".

 f-35 mũ bay khiến phi công anh suýt chết

Cách hoạt động của mũ bay JSF

Bộ Quốc phòng Anh đã quyết định mua 48 máy bay F-35B Lightning 2 trong dự án JSF, mỗi chiếc có giá 100 triệu bảng Anh. F-35B là phiên bản có khả năng hạ cánh và cất cánh thẳng. Tất cả các phiên bản F-35 đều được Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất với sự tham gia của nhiều công ty khác. Số lượng công ty Anh tham gia vào khâu thiết kế và sản xuất linh kiện cho F-35 lên tới 100 công ty.

Các lãnh đạo quốc phòng của Mỹ đã quyết định loại bỏ thiết kế mũ bay của BAE Systems (Anh) nhằm thay thế bằng một thiết kế của Mỹ. Đại diện BAE cho biết công ty rất thất vọng về quyết định này, song vẫn khẳng định chiếc mũ bay hiện tại đã "hoàn thành tất cả các cột mốc".

 f-35 mũ bay khiến phi công anh suýt chết

Chiếc F-35 đầu tiên được chuyển tới sân bay Eglin

Sau sự cố này, BAE Systems vẫn là một trong các nhà sản xuất quan trọng của JSF.

Việt Dũng

Theo DailyMail

Chủ đề khác