VnReview
Hà Nội

Tại sao chứng khoán Mỹ giảm mạnh khiến chứng khoán châu Á, trong đó có Việt Nam lao đao?

Các chỉ số chứng khoán ở Hong Kong, Thượng Hải, Tokyo sáng nay (thứ Năm ngày 11/10) đều giảm khoảng 4%, riêng SoSE ở TP.HCM mất gần 5%, tương đương 6,5 tỉ USD sau "cuộc tắm máu" ở thị trường Mỹ, nơi chỉ số Dow mất 3,2%.

Theo CNN, cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư Mỹ đã giáng mạnh vào sự tự tin của các nhà đầu tư châu Á. Một số thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á đã rơi vào suy giảm từ đầu năm nay.

Nhà đầu tư rất bi quan về thị trường Trung Quốc, vốn đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Cũng giống như ở Mỹ, ở Trung Quốc cổ phiếu công nghệ là một trong những cổ phiếu giảm giá lớn nhất. Công ty truyền thông xã hội và công ty game Tencent (TCEHY) của Trung Quốc đã giảm hơn 7% vào ngày thứ Năm, trong khi nhà sản xuất smartphone Xiaomi giảm mạnh hơn 9%.

Chứng khoán châu Á

Tương tự như chứng khoán Mỹ, giá cổ phiếu ở châu Á đang bị tổn thương do Kho bạc Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất trái phiếu, hiện đang ở mức cao nhất trong bảy năm. Cổ phiếu có xu hướng giảm sau khi tăng đột biến về lãi suất; bởi vì lãi suất cao hơn làm cho trái phiếu, được xem là tài sản an toàn hơn, hấp dẫn hơn. Chứng khoán châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương, vì họ bị các nhà giao dịch xem là rủi ro hơn các nhà đầu tư Mỹ.

Tại Mỹ và Trung Quốc, các cổ phiếu công nghệ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vì chúng là một trong những phần có giá trị cao nhất của thị trường chứng khoán theo các số liệu được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi. Khi các nhà đầu tư lo lắng, họ có nhiều khả năng giảm tải các công ty công nghệ và chuyển sang tài sản được xem là ít rủi ro hơn, chẳng hạn như các công ty dịch vụ cung cấp hạ tầng hoặc trái phiếu.

Ngoài lãi suất, các nhà đầu tư còn lo lắng về tăng trưởng toàn cầu và thương mại có thể bị đe doạ bởi cuộc chiến thương mại do Mỹ dẫn đầu chống lại Trung Quốc.

Rất nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc lớn vào thương mại và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều chính phủ và doanh nghiệp châu Á cũng vay nợ bằng đồng đô la, điều đó có nghĩa khả năng trả nợ khó hơn khi đồng đô la tăng giá.

Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là khu vực châu Á vẫn được xem là "hấp dẫn" đối với các nhà đầu tư bởi vì cổ phiếu thường rẻ hơn ở Mỹ. Chúng có thể tăng trong dài hạn khi châu Á trở nên giàu có hơn trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn gia tăng.

Tuấn Minh

Chủ đề khác