VnReview
Hà Nội

Léonard Foujita - hoạ sĩ Nhật Bản từng toả sáng hơn Picasso, say mê vẽ mèo và phụ nữ khoả thân

Léonard Foujita từng là ngôi sao toả sáng trong thế giới hội hoạ nhưng vụt biến mất khỏi tầm nhìn trong những năm 1930.;

Năm mươi năm trước, trong khi giới trẻ Pháp đang sôi nổi với sự giận dữ và mơ ước lớn, một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của Montparnasse (là một khu phố thuộc Quận 14 của Paris) đã lặng lẽ qua đời. Người họa sĩ này có tên Công giáo là Léonard Foujita, đã được sinh ra 81 năm trước với tên là Tsuguharu Foujita, con trai của một vị tướng trong quân đội hoàng gia của Nhật Bản.

Bức hoạ Youki, 1923

Bức hoạ nổi tiếng Youki, 1923

Năm 2018 này, lễ kỷ niệm 50 năm ngày ông mất được tổ chức tại Paris, Reims, Tokyo, Osaka và Kyoto với hy vọng sẽ đưa ông trở lại từ sự lãng quên. Theo báo Guardian, bởi vì Foujita là một trong những nghệ sĩ thành công nhất của những năm 1920, được các nhà phê bình và những người yêu thích nghệ thuật tôn thờ, những người đã trả cả gia tài để được sở hữu các tác phẩm màu nước và tranh sơn dầu của ông. Là ngôi sao sáng giá nghệ thuật của Paris, ông đã từng thành công hơn Picasso và nổi tiếng hơn Matisse. Năm nay, ông là chủ đề của một triển lãm lớn tại Bảo tàng Maillol, tập trung vào thời kỳ sung mãn nhất - từ năm 1913 đến năm 1931.

Được nuôi dưỡng trong một gia đình mở cửa với văn hóa phương Tây, Foujita được dạy tiếng Pháp từ khi còn nhỏ. Sau khi học nghệ thuật phương Tây tại trường nghệ thuật của Tokyo, ông đã hoàn thành khóa đào tạo với chuyến đi đến Paris. Đến Pháp ngày 6/8/1913, ông biết ngay rằng sẽ không trở về quê nhà sớm được. Ngày hôm đó, ông đã gặp họa sĩ người Chile Manuel Ortiz de Zárate, người bị hấp dẫn bởi cái nhìn đặc biệt và thanh lịch của Foujita, và hai người trở thành bạn bè.

Ngày hôm sau, Zárate đưa anh đến studio của Picasso. Ở đó, trước bức tranh của Picasso và bộ sưu tập của ông về Le Douanier, Henri Rousseau, Foujita cảm thấy như bị luồng điện xẹt qua người.

 Léonard Foujita

Đã quá tuổi để ghi danh vào một khóa học sau đại học thứ hai tại Beaux-Arts, ông đành đăng ký làm một người sao chép tranh cung điện Louvre. Bị cuốn hút bởi cổ vật và vẻ đẹp cách điệu của chúng, Foujita nhanh chóng nhận ra rằng ông cần phải thích ứng với tầm nhìn của mình, hoặc là đối lập, hoặc thoả hiệp với nghệ thuật phương Tây. Ông đã chọn lai tạo, một con đường mà không có nghệ sĩ Nhật Bản nào khác dám dùng trước đây. Phong cách độc đáo của ông ngay lập tức cuốn hút cả công chúng lẫn các nhà phê bình.

Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông diễn ra vào tháng 6/1917 tại Gallery Chéron, gần Champs-Élysées ngay lập tức gặt hái thành công. 110 bức tranh màu nước đã được bán hết ngay.

Picasso, là một trong số những vị khách đầu tiên và ở lại triển lãm hàng giờ đồng hồ, và trở về với nhiều bức tranh sơn dầu của Foujita mà ông có đủ khả năng để trả tiền cũng như mang theo. Để đáp ứng nhu cầu cao, Chéron, đại lý của Foujita, người cũng đại diện cho hoạ sĩ kiêm nhà điêu khắc người Ý Modigliani và Soutine, yêu cầu Foujita sản xuất hai màu nước mỗi ngày.

Foujita có hai bí mật. Người đầu tiên là Fernande Barrey, một cô gái mại dâm 24 tuổi kiêm người mẫu, là người mẫu cho Modigliani. Ông cưới cô 13 ngày sau khi gặp cô tại Café de la Rotonde trên Đại lộ Montparnasse. Thứ hai là một cây cọ mỏng, sơn màu đen và trắng, và men trắng, công thức mà ông giữ bí mật trong nhiều năm. Được làm từ dầu hạt lanh hỗn hợp, phấn nghiền hoặc chì màu trắng, và silicat magiê, nó chưa từng được nhìn thấy ở phương Tây, men trăng tạo cho bức tranh của ông một thứ ánh sáng trắng mịt, thôi miên thu hút người xem. Tác phẩm của ông nổi bật tương phản rõ rệt với Matisse và Braque, những hoạ sĩ sử dụng những bàn chải lớn và màu sắc tươi sáng.

Trên tất cả mọi thứ, Foujita yêu thích vẽ mèo phụ nữ khỏa thân. Kiki de Montparnasse làm mẫu cho ông, và người tình mới của ông, Lucie, mới chỉ chưa đến 20 tuổi cũng là mẫu của ông. Làn da của cô trắng đến mức ông đặt biệt danh Youki - tuyết bằng tiếng Nhật.

Vào những năm 1920, tác phẩm của Foujita được trưng bày và bán trên toàn thế giới. Khi có tiền, ông bắt đầu hoang phí. Vào ngày sinh nhật của Youki, hoạ sĩ đã tặng cho cô một chiếc xe mui trần có nắp tản nhiệt được làm bằng đồng nhỏ của Rodin. Càng nhiều tiền, ông càng tiêu nhiều. Ông đã tiêu tất cả tiền mình có.

Foujita khi còn trẻ ấn tượng với một mái tóc cắt ngắn và kính tròn nhỏ. Khi nổi tiếng, ông tự vẽ và tạo trang phục của mình không giống ai khiến ông luôn xuất hiện trên các mục buôn chuyện của các tờ báo và tạp chí thời trang. Ông tự chụp ảnh và quay phim bản thân khi làm việc. Là một họa sĩ vĩ đại, ông cũng xây dựng một thương hiệu của mình, dù có thể là vô thức. Càng ngày, tài năng của ông càng bị lu mờ bởi sự bảnh bao của mình. Trong bức chân dung tự hoạ, Foujita luôn đĩnh đạc và không thể hiểu nổi, nhưng ông thực sự nghĩ gì về avatar mà ông ấy đã tạo ra?

Điều trớ trêu là Youki đã trở thành người tình của người bạn thân nhất của Foujita, nhà thơ Robert Desnos; cơ quan thuế của Pháp bắt đầu đòi khoản thuế khổng lồ, và họa sĩ nổi tiếng đã quên tiết kiệm. Để thoát bế tắc, Foujita bỏ trốn cùng một người mẫu trẻ tuổi tên là Madeleine đến Nam Mỹ. Đây là thời điểm điểm triển lãm tại Bảo tàng Maillol kết thúc - nhưng tất nhiên, câu chuyện không dừng ở đó.

Từ Nam Mỹ, ông trở về Nhật Bản vào năm 1933, trở thành một họa sĩ chính thức cho quân đội hoàng gia. Ông đã tài trợ cho những nỗ lực tuyên truyền của đất nước ông trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, được bảo vệ bởi Tướng MacArthur và những nhà sưu tập nghệ thuật Mỹ giàu có, ông được phép trở về kín đáo với Paris vào năm 1950, cùng với Kimiyo, người vợ thứ năm của người Nhật.

Họ định cư tại Montparnasse và sống một cuộc sống yên tĩnh. Foujita có quốc tịch Pháp vào năm 1955 và chuyển sang Công giáo, chọn tên của Léonard, để tưởng nhớ Da Vinci. Được tha thứ và phục hồi, Foujita cuối cùng được chôn cất tại Reims, giống như một vị vua Pháp.

Minh Châu

Chủ đề khác