VnReview
Hà Nội

Chuẩn bị mâm ngũ quả, cơm cúng Rằm tháng Giêng sao cho trọn vẹn, đầy đủ nhất

Ngày Rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất với đa phần người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Năm nay, ngày lễ này rơi vào thứ Sáu, ngày 26/2.;

Cách làm sạch lò vi sóng đơn giản nhất cho mùa Tết Nguyên đán

Người Việt có quan niệm rằng 'Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'. Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu (đêm rằm đầu tiên của năm mới) hay Tết Thượng Nguyên. Vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cỗ hoặc chuẩn bị mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ và tiến hành cúng gia tiên nhằm cầu tài lộc, bình an cho gia đình, người thân.

Theo quan niệm của người xưa, việc cúng Rằm tháng Giêng thường được tổ chức vào ngày chính Rằm (15/1 Âm lịch). Đồng thời, nghi lễ cúng sẽ diễn ra vào giờ Ngọ (11 - 13h) vì đây là khung giờ Phật giáng thế, chứng nghiệm cho lòng thành gia chủ. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, khi nhiều gia đình bận rộn thì mọi người cũng có thể cúng Rằm tháng Giêng vào trước ngày Rằm.

Ảnh minh họa

Mâm ngũ quả cúng Rằm tháng Giêng

Vào Rằm tháng Giêng, bạn tuyệt đối không nên đặt các loại quả giả lên bàn thờ bởi đây được coi là việc làm không tôn trọng gia tiên. Đồng thời, khi chọn quả cũng nên chọn loại còn tươi, đẹp, nhìn bắt mắt.

Các loại trái cây đặt trên mâm ngũ quả cúng Rằm tháng Giêng nên thuận theo 5 màu sắc tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc gồm:  Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên; hay quy luật trời đất theo ngũ hành gồm Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng).

Theo đó, mâm ngũ quả trong lễ cúng Rằm tháng Giêng của người miền Bắc thường gồm các loại quả:

Màu xanh: Bưởi, chuối

Màu vàng: Cam, quýt

Màu đỏ: táo, hồng

Màu trắng: lê, đào

Màu đen: Măng cụt, mận, nho

Tại miền Nam, mâm ngũ quả sẽ thường gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với ngụ ý 'Cầu sung (túc) vừa đủ xài'. Đôi khi người miền Nam cũng chọn thêm trái dừa (miền Nam gọi là trái thơm) trên mâm ngũ quả. Người miền Nam cũng thường kiêng kỵ một số loại quả mà họ cho rằng tên mang ý nghĩa không may mắn như chuối (âm đọc gần với 'chúi nhủi', ngụ ý thất bại), cam (quýt làm cam chịu), lê (lê lết), táo (miền Nam gọi là trái 'bom'), lựu (lựu đạn). Đặc biệt mân ngũ quả của người miền Nam không có trái sầu riêng.

Mâm cơm cúng trong ngày Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng tại các gia đình thường sẽ là các món ăn truyền thống ngày Tết. Tùy vào điều kiện từng gia đình sẽ có các món ăn khác nhau và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường sẽ có 4 bát, 6 đĩa gồm:

- 4 bát: bát mọc, bát miến, bát bóng, bát ninh măng

- 6 đĩa: thịt lợn, dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm

Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần có sự hài hòa, cân bằng âm dương. Đồng thời, mâm cỗ cũng cần có đầy đủ các vị cay của ớt, ngọt của bánh, chua của dưa hành, mặn của nước chấm...

Ngoài mâm cơm, bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như rượu, nước, trầu cau, tiền vàng, hương... để việc cúng Rằm tháng Giêng được trọn vẹn, đầy đủ nhất.

T.T

Chủ đề khác