VnReview
Hà Nội

Những điều cần biết để quay những đoạn video cực "nghệ" bằng smartphone?

Hầu hết chúng ta đều từng dùng smartphone để quay phim, đó có thể là những cảnh quay quan trọng đối với ta, có thể là những đoạn video ngắn sẽ làm người khác thích thú. Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để có thể thu được những đoạn video tuyệt nhất có thể.

Có rất nhiều cách để biến những đoạn phim chúng ta quay trở nên thú hút hơn cho dù đó là một đoạn phim hài, cảm động, ngốc nghếch hay bất ngờ đi chăng nữa. Mong rằng sau khi đọc bài hướng dẫn này của The Verge, "trình" quay phim của bạn sẽ được nâng lên phần nào.

Làm sạch phần kính bảo vệ

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó luôn là một lưu ý quan trọng mỗi lần chúng ta chuẩn bị cho một thước phim để đời. Việc này cũng tương đương với việc bạn nhớ tháo bỏ nắp ống kính trên một chiếc máy ảnh vậy và chính bởi vậy việc làm sạch kính camera thường là sẽ rất dễ quên. Trước khi bắt đầu quay video hãy đảm bảo rằng góc nhìn của camera không bị cản trở, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách dùng tăm bông để lau. Nhưng nếu không có sẵn tăm bông bên mình thì bạn cũng có thể dùng tạm một phần áo và hơi thở của mình để làm sạch kính.

Kiểm tra và thiết lập lại cài đặt

Chúng ta không thể đòi hỏi toàn bộ chức năng có sẵn trên một chiếc máy quay được lồng ghép vào một chiếc điện thoại được nhưng điều này không có nghĩa là điện thoại sẽ gặp nhiều giới hạn trong việc quay phim. Nhiều mẫu điện thoại thông minh thuộc dòng cao cấp ngày nay cho phép người dùng thay đổi một chút về độ phân giải và tỷ lệ khung hình. Nhưng nếu không hiểu độ phần giải và tỷ lệ khung hình ảnh hưởng thế nào thì hãy cùng xem qua vài định dạng thông số thường gặp này nhé:

Video 1080p/30 FPS: đây là một chuẩn về độ phân giải và tỷ lệ khung hình thường gặp. Điều khác biệt nằm ở chỗ đoạn phim của bạn sẽ có nhiều hơn khung hình được thu lại trên mỗi giây, điều này cho cảnh quay trở nên "nuột" hơn và đây chính là thông số gần với thông số được dùng trong phim ảnh nhất. Sự lựa chọn trong khoảng 24 – 30 FPS chính là tốc độ nên được ưu tiên hơn vì tỷ lệ khung hình như vậy hoàn toàn đủ để thể hiện chính xác những gì bạn ghi lại.

Video 1080p/24 FPS: đây là một trong hai kiểu thông số đi vào chuẩn mực của việc quay phim/video. 1080p là con số chỉ độ phân giải, con số này quy định số điểm ảnh được ghi lại trong mỗi một khung hình. 24 FPS là con số chỉ rằng bạn đang thực hiện ghi lại 24 hình mỗi giây. Tốc độ này là tốc độ gần sát với con số tối thiểu để nào có thể nhận thức được những chuyển động trong một đoạn phim. 24 FPS cũng chính là chuẩn thông số được nhiều nhà làm phim sử dụng trong đa số bộ phim được ghi lại. Nhưng tiếc là bạn phải sử dụng một ứng dụng có hỗ trợ tỷ lệ khung hình này để có thể ghi lại video ở tốc độ 24 FPS.

Video 1080p/60 FPS: tốc độ 60 FPS sẽ khiến cho đoạn phim của bạn trở nên "nuột" hơn nữa và đây cũng sẽ là điều mà chúng ta chuẩn bị nói tới tiếp đây.

Slow motion

Tất cả nhưng đoạn phim được quay với tốc độ 60 FPS trở lên đều có thể được biến thành những cảnh quay slow motion "cực nghệ". Nếu điện thoại của bạn có thể quay được video ở tốc độ 120 FPS hay 240 FPS thì nó cũng sẽ có cách để làm chậm lại cảnh quay giúp bạn. Nói một cách nôm na là nếu bạn quay video ở tốc độ 120 FPS thì những cảnh quay sẽ bị làm chậm lại năm lần và đó sẽ là 10 lần nếu được video được ghi lại với tốc độ 240 FPS.

Để có thể thực hiện một đoạn video slow motion trên điện thoại iPhone bạn chỉ cần mở ứng dụng camera, vuốt quay phải cho tới khi dòng chữ hiện ra trên phím chụp ảnh trở thành "Slo-mo", sau đó bạn chỉ việc ấn quay thôi là chiếc điện thoại sẽ lo hết phần còn lại. Bạn cũng có thể chuyển qua chế độ này bằng cách ấn vào dòng chữ hiển thị tên chế độ ở ngay gần cạnh màn hình. Để có thể thay đổi độ chậm của đoạn phim bạn chỉ cần vào ứng dụng Setting (Cài đặt) để thực hiện việc chỉnh lại tốc độ. Với những thiết bị Android thì việc này có thể dễ dàng được chỉnh ngay trong giao diện của Camera.

Để xem một đoạn video slow motion đã được ghi lại bạn chỉ cần chạm vào nó trong phần thư viện hoặc trong Camera roll (cuộn camera). Điện thoại của bạn sẽ tự động làm chậm phần lớn đoạn video, để có thể chọn xem khi nào hiệu ứng slow motion được bắt đầu và kết thúc trên iPhone thì bạn chỉ cần chạm vào biểu tượng cài đặt ở bên dưới đoạn video sau đó kéo thả dấu ngoặc để chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc.

Một mẹo nhỏ là iPhone thường lưu những đoạn video slow motion vào một album riêng. Hãy tìm video slow motion bạn vừa quay ở đây chứ đừng cố lục lại đống video đã cũ của bạn.

Video 4K

Rất nhiều điện thoại cao cấp hiện nay mang đến cho người dùng khả năng quay phim ở độ phân giải 4K (thường sẽ là 3840 x 2160). Nếu muốn quay video 4K thì bạn nên tìm phần thiết lập và thay đổi lựa chọn về độ phân giải.

Nhưng liệu chúng ta có thực sự cần quay phim ở độ phân giải lên tới 4K không? Câu trả lời là không. Đa số mọi người còn không chọn độ phân giải 4K để xem ngay cả khi họ có đủ khả năng. Nhưng cũng đừng quá quan tâm tới điều này bởi độ phân giải cao như vậy cũng sẽ mang lại cho chúng ta một vài ích lợi. Ví dụ như khi bạn quay video ở độ phân giải 4K tức là bạn đang đón đầu xu hướng trong tương lai. Bởi chỉ trong vài năm tới thôi sẽ có rất nhiều những thiết bị được trang bị màn hình 4K hoặc có khi là cao hơn nữa. Lựa chọn độ phân giải thấp hơn 4K có thể sẽ khiến đoạn phim của bạn trở nên lỗi thời sớm hơn trong tương lai gần.

Không những thế, quay video 4K còn có nghĩa là bạn sẽ thu lại được nhiều chi tiết hơn. Đây chính là một ưu điểm vượt trội của 4K so với 1080p. Nếu trong khi quay, bạn không thể ghi lại những góc quay cụ thể, hay là muốn tập chung vào một vật thể trong cảnh phim, bạn hoàn toàn có thể crop khung hình với chất lượng "không giảm" khi so với độ phân giải 1080p. Nhưng tất nhiên là bạn sẽ cần một ứng dụng chỉnh sửa video để có thể crop và nén video để có thể thực hiện được điều này.

Hoặc đơn giản nhất là bạn chỉ cần nhớ bạn đang làm điều tốt nhất có thể để lấy được tối đa lượng chi tiết cho video của mình. Nhưng cũng đừng quên là video 4K sẽ tốn nhiều dung lượng hơn so với video 1080p đấy nhé.

Chống rung quang học và chống rung điện tử

Một số lượng đáng kể điện thoại ngày nay đã được trang bị công nghệ chống rung quang học (OIS). Nhưng OIS là gì? Công nghệ chống rung này hoạt động bằng cách camera sẽ lấy thông tin từ cảm biến con quay hồi chuyển và cảm biến gia tốc của điện thoại để có thể tự điều chỉnh ống kính của camera để bù lại những chuyển động của điện thoại. Chính bởi vậy, trong lúc quay, nếu bạn có hơi rung tay một tí hoặc là nếu bạn đang di chuyển trong khi quay thì điện thoại sẽ có thể tính toán và thay đổi để sửa chữa bù vào những chuyển động đó. Nếu muốn thấy rõ sự khác biệt bạn có thể quay hai đoạn video riêng biệt, một đoạn có sử dụng OIS còn đoạn còn lại thì không, chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa hai video.

Nhưng một số điện thoại khác, như Google Pixel chẳng hạn, lại sử dụng công nghệ được biết tới là "chống rung kĩ thuật số". Công nghệ này cũng còn được gọi với cái tên là chống rung điện tử (EIS). EIS hoạt động dựa trên những thông tin thu về từ cảm biến của điện thoại để phát hiện và triệt tiêu những chuyển động hay rung lắc không đáng có nhằm làm tăng độ mượt và ổn định của đoạn phim. Nhưng khác với OIS là dù EIS triệt tiêu được những chuyển động nhưng không có bộ phận này chuyển động để bù vào việc thiết bị rung lắc cả. Thay vào đó phần mềm camera sẽ cắt ra một bit từ trong cả một khung ảnh rộng sau đó sử dụng thêm những điểm ảnh mới để có thể giả lập công nghệ OIS. Chính bởi vậy mà công nghệ EIS cũng có đôi chút điểm giống so với zoom điện tử bởi để bù vào cho sự ổn định của đoạn phim thì chúng ta phải hy sinh đi một phần chất lượng.

Nhưng có thì còn hơn không, những đoạn phim phải phải mượt và ổn định thì mới dễ xem. Nếu bạn có thể thì hãy thử so sánh hai đoạn phim khi tắt và bật công nghệ EIS này để dễ dàng hình dung xem nó có ảnh hưởng gì tới đoạn phim của bạn. Trên thi trường hiện nay có một vài mẫu máy đang hoạt động rất tới với EIS, trong đó có cả chiếc điện thoại Google Pixel. Những mẫu máy này làm rất tốt trong việc hạn chế việc giảm chất lượng video, nhưng cũng có nhiều dòng máy lại không được như thế. Hoặc tệ hơn là sẽ có nhiều thiết bị dùng EIS "quá tay" khiến bạn chẳng thèm sử dụng chức năng này nữa.

Mẹo nhỏ: quay video bằng Instagram ở chết độ Hyperlapse với tốc độ 1X sẽ mang lại cho bạn khả năng chống rung EIS khá tốt.

Giữ vững điện thoại của bạn

Dù là điện thoại có trang bị OIS hay EIS đi chăng nữa thì bạn cũng nên giữ cho điện thoại của mình được ổn định nhất. Hãy tìm cách để cố định cơ thể sao cho có thể thu lại những đoạn phim mượt nhất có thể.

Có rất nhiều cách để thực hiện việc này. Một trong số đó là bạn chỉ cần thu lại khuỷu tay của mình về sát cơ thể trong khi tay đó đang giữ điện thoại đồng thời dùng hai tay để có thể cố định điện thoại tốt hơn. Một cách khác đó là tận dụng một vật gì đó để được hỗ trợ. Một góc của sổ sạch sẽ, hay một tấm tính đều không phải là những lựa chọn tồi. Không những vậy, hãy tận dụng sự thật là ống kính camera của bạn không phải nằm ở trung tâm của mặt lưng, bạn có thể khéo léo đặt cho điện thoại tựa vào một vật nặng mà không làm cản trở tầm nhìn của camera.

Nếu muốn thực hiện những đoạn phim thực sự chất lượng, bạn cũng có thể mua những phụ kiện cho điện thoại của mình. Một chiếc tripod có trang bị sẵn kẹp là lựa chọn tốt nhất và dễ dàng sử dụng nhất. Nhưng còn nếu nâng cao hơn nữa sự ổn định thì bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm tới từ những hãng lớn như DJI, FeiyuTech hay Rigiet.

Chuẩn bị về bộ nhớ

Như đã nói thì quay video 4K thực sự rất tốn bộ nhớ của điện thoại của bạn. Chính bởi vậy nếu thực sự muốn có những đoạn video với chất lượng như vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho bộ nhớ lưu trữ đi đã.

Hãy tìm một hướng lưu trữ phù hợp với bạn thân bạn. Đó có thể là bộ nhớ lưu trữ đám mây (Google Drive, iCloud, Dropbox,…) hoặc cũng có thể là bộ nhớ lưu trữ nội bộ (ỗ cứng di động, laptop hay máy tính bàn bạn đang dùng). Không những thế, hãy tập dần thói quen thường xuyên sao lưu (backup) lại những cảnh quay mà bạn đã thực hiện.

Phá vỡ những quy tắc

Chắc hẳn đã từng có người nói với bạn về việc đừng có quay phim theo chiều dọc. Nhưng đừng bận tâm bởi những nền tảng như Facebook, Youtube hay Vimeo đều cho phép người dùng tải lên những đoạn video quay theo chiều dọc. Bởi vậy chẳng có lí do gì để ngăn cản bạn thử nghiệm những thứ khác biệt. Những đoạn video được quay khi đặt ngang điện thoại thường sẽ xem hơn nhưng điều đó không có nghĩa đó sẽ là cách duy nhất bạn nên đặt điện thoại để quay.

Điều này cũng tương tự với những quy tắc khác. Khi đã quen với những qui tắc rồi thì tự mình trải nghiệm những cái mới cũng thực sự rất thú vị. Giống như với nhiếp ảnh vậy, điện thoại thông minh đã cá nhân hóa khả năng quay phim theo cách mà chúng ta chưa từng mơ tới. Hãy tận dụng điều đó mà trải nghiệm những điều mới mẻ đi nhé.

Hậu kì

Một trong những lựa chọn chủ quan của bạn đó chính là quyết định việc bạn sẽ làm gì với đoạn phim vừa quay. Một vài người chọn cách đăng tải đoạn phim nguyên gốc lên Facebook, Instagram hay Twitter, trong khi đó nhiều người lại quyết định sẽ dành vài tiếng đồng hồ để có thể khiến cho đoạn phim trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhưng hãy cứ chậm lại, chúng ta sẽ tiến từng bước chậm dãi thôi.

Bạn có thể thực hiện việc chỉnh sửa ngay tại ứng dụng xem ảnh của điện thoại của mình. Thay đổi độ dài video, thử một vài bộ lọc,… tất cả những điều này tuy đơn giản nhưng đó chính là những bước đi khởi đầu tốt. Để có thể làm nhiều điều nâng cao hơn nữa, bạn nên thử sử dụng một vài ứng dụng chỉnh sửa video khác nhau.

Một trong những ứng dụng chỉnh sửa dễ nhất trên điện thoại iPhone đó chính là iMovie do chính Apple phát triển. Ứng dụng này cho phép người dùng thêm vào những hiệu ứng, những khung mẫu hay những đoạn chữ. iMovie không hề khó sử dụng chút nào. Một ứng dụng khác đó là GoPro Quik thì cũng mang lại khả năng tương tự và nó có thể hoạt động với những đoạn video không được quay lại bởi một chiếc GoPro. Ứng dụng này có thể tự động chỉnh sửa cho bạn chỉ bằng cách chọn video và chờ kết quả. Bạn cũng có thể tự tay thực hiện những thay đổi tại đây. Kết quả dù không phải lúc nào cũng đẹp nhưng đây chính là những bước đầu của việc chỉnh sửa video.

Còn nhiều những phần mềm chỉnh sửa cao cấp khác như Splice, Adobe Premiere Clip và Filmic Pro nếu bạn cần sự chuyên nghiệp. Ngay cả ứng dụng Google Photos cũng sẽ tự động chính sửa lại video của bạn nếu được cho phép nhưng bạn sẽ không được lựa chọn những thiết lập chỉnh sửa.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để bạn có thể bắt đầu sở thích quay phim của mình. Nếu chúng tôi có quên mất điều gì đó, hãy để lại thông tin dưới comment. Một khi bạn đã hiểu được những điều cơ bản trên thì hãy dần tiến tới tìm hiểu sâu hơn về ánh sáng, thành phần và nhiều những kĩ thuật chỉnh sửa video nâng cao hơn. Hãy cũng trải nghiệm nào!

Trung Nguyễn

Chủ đề khác