VnReview
Hà Nội

Hướng dẫn lựa chọn ống kính phù hợp cho máy ảnh Canon và Nikon

Chọn mua ống kính máy ảnh không hề dễ chút nào. Hiện tại có 2 nhà sản xuất máy ảnh lớn nhất là Canon và Nikon, cả hai đều có lựa chọn khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn. Nhưng có một điều cần lưu tâm là không phải toàn bộ ống kính Canon đều hợp với máy ảnh Canon bạn đang dùng.

> Top 5 hãng ống kính máy ảnh DSLR tốt nhất

> Phân loại ống kính Canon theo mục đích sử dụng

Các hãng sản xuất ống kính khác như Sigma hay Tamron còn làm mọi việc rối rắm hơn. Họ thường sản xuất ống kính theo nhiều chuẩn kết nối. Dưới đây sẽ là những chuẩn kết nối được dùng trên những dòng máy ảnh của Canon và Nikon.

Canon: EF, EF-S, EF-M

Máy ảnh Canon có thể sử dụng một trong ba loại ngàm ống kính sau: ngàm EF dạng chuẩn và 2 biến thể khác là ngàm EF-S và ngàm EF-M.

Ngàm EF được Canon cho ra đời vào năm 1987. Loại ngàm này được dùng trên các máy full-frame như 5D Mark IV và 6D Mark II. Tất cả ống kính EF có sẵn động cơ lấy nét tự động – EF là chữ viết tắt của Electro-Focus (Lấy nét điện tử). Canon không bán loại ống kính EF mà không có chế độ lấy nét tự động nhưng các hãng khác vẫn có thể sản xuất loại ống kính lấy nét bằng tay có thể gắn trên ngàm EF. Nếu có loại ống kính dùng cho máy ảnh Canon mà không ghi gì đặc biệt thì đó chắc chắn là ống kính EF.

Ngàm EF-S được dùng trên các máy crop của Canon như 7D Mark II, 80D và 1300D. Vì sử dụng cảm biến nhỏ hơn, ống kính sẽ nhỏ và nhẹ hơn. Một ống kính EF-S sẽ không dùng được trên máy có ngàm EF nhưng ngược lại, ống kính EF lại có thể hoạt động tốt trên máy có ngàm EF-S.

Ngàm EF-M được sản xuất dành cho máy mirrorless của Canon, ví dụ như dòng M100. Ống kính EF-M sẽ chỉ dùng trên máy EF-M được thôi. Ống EF và EF-S cũng dùng được trên máy Canon mirrorless nhưng phải thông qua một bộ chuyển đổi.

Nikon: FX và DX

Không như Canon, Nikon chỉ có một loại ngàm: ngàm F được cho ra đời vào năm 1959. Tuy nhiên, vẫn còn vài biến thể.

Nikon có 2 kích cỡ cảm biến: cảm biến full-frame FX, được dùng trên các dòng máy như D810, và cảm biến DX APS-C, được dùng trong các dòng máy ảnh như D500. Có các ống kính khác nhau cho từng loại để gắn trên ngàm F.

Cảm biến DX nhỏ hơn nên ống kính được thiết kế dành riêng cho loại cảm biến này không cần phóng to ảnh. Ống kính DX vẫn dùng vừa trên tất cả máy ảnh dạng F, tuy nhiên, sẽ không tận dụng tối đa các máy dùng cảm biến lớn. Máy DSLR Nikon hiện đại sẽ tự động cắt vùng ảnh trống nếu máy phát hiện bạn đang dùng ống kính DX nhưng sẽ cho hình ảnh có độ phận giải, chất lượng thấp hơn.

Ống kính FX được thiết kế để dùng trên máy có cảm biến FX lớn, cũng như trên máy ảnh DX.

Nikon cũng có ngàm cho máy mirrorless: ngàm Nikon 1. Ống kính Nikon 1 chỉ có thể dùng trên máy ảnh Nikon 1, những máy này cũng có thể gắn ngàm F nhưng phải thông qua bộ chuyển đổi.

Bất kì ống kính do hãng khác thiết kế cho máy Nikon đều sử dụng ngàm F, chỉ có số ít là được thiết kế cho máy DX.

Trước khi bạn nghĩ rằng mình đã rành và có thể dùng bất kì ống kính Nikon trên bất kì máy ảnh nào, thì vẫn còn vấn đề khác. Không như máy Canon, tất cả ống kính đều có động cơ lấy nét tự động, một số ống kính Nikon, như dòng 50mm f/1.8 này lại không có. Thay vào đó, họ dùng một động cơ lấy nét tự động có sẵn trong máy DSLR cao cấp của Nikon. Những ống kính này cũng rất dễ gây nhầm lẫn vì cũng gọi là ống kính AF.

Hiện nay, các máy Nikon không có động cơ lấy nét tự động gồm D5600, D5500, D5300, D5200, D5100, D5000, D3400, D3300, D3200, D3100, D3000, D60, D40X và D40. Đây là các dòng máy DX dành cho người mới tập dùng. Bạn cũng có thể dùng ống kính AF nhưng sẽ phải tự lấy nét bằng tay.

Ống kính có sẵn động cơ lấy nét tự động được gọi là AF-S hoặc AF-P, tuy theo loại động cơ được sử dụng. Những ống này có thể dùng trên bất kì máy DSLR Nikon và sẽ có chế độ tự động lấy nét.

Máy ảnh và ống kính tiêu chuẩn có thể thay đổi và phát triển để bắt kịp sử phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, phụ kiện máy ảnh có thể tồn tại lâu dài. Hầu hết ống kính từ năm 90 vẫn dùng được trên máy Canon hiện đại và thậm chí một số ống kính sản xuất từ những năm 70 vẫn dùng tốt trên máy Nikon miễn là tìm được ngàm phù hợp.

Trung Nguyễn

Chủ đề khác