VnReview
Hà Nội

Một chiếc smartphone có thực sự cần nhiều hơn 3 camera sau hay không?

2018 là năm đánh dấu cho trào lưu 3 camera trên smartphone do Huawei cùng LG khơi mào.

Rồi đến Samsung. Họ nhận thấy con số 3 là chưa đủ, thế nên, công ty đến từ Hàn Quốc này đã ra mắt chiếc smartphone Galaxy A9 2018 sở hữu đến 4 camera hồi tháng trước. Dù đưa hệ thống 4 camera vào một thiết bị không phải flagship là một điều khá bất ngờ, nhưng liệu đây có phải là một dấu hiệu cảnh báo điều gì sắp đến không?

Các hệ thống camera kép đang thiếu những gì?

Các chiếc smartphone có camera kép thực sự chỉ có 5 loại. Tất cả chúng đều chỉ có một cảm biến độ sâu, hoặc camera tele, camra góc siêu rộng, camera monochrome hay camera hỗ trợ lấy nét trời tối.

Những chiếc điện thoại có thêm camera tele, góc siêu rộng, monochrome hay camera hỗ trợ chụp trong môi trường ánh sáng yếu cơ bản đều có thể thu thập các thông tin độ sâu nhằm phục vụ cho chế độ chân dung hoặc các hiệu ứng khác. Điều này giảm đi sự cần thiết của một cảm biến độ sâu chuyên dụng. Trang Android Authority nhận thấy các chiếc điện thoại giá rẻ thường tích hợp những cảm biến độ sâu nhằm phục vụ cho các hiệu ứng độ sâu trên những chiếc điện thoại vừa túi tiền này.

Và bằng cách sử dụng camera kép, bạn sẽ linh hoạt hơn thay vì chỉ có một camera đơn. Nhưng lựa chọn camera thứ hai sao cho phù hợp cũng là một điều khó khăn.

Có thể bạn cần đến một ống kính góc rộng để "nhồi nhét" thêm nhiều thứ vào một khung ảnh. Hay cần đến một camera thiếu sáng để chụp ảnh ở những nơi có môi trường ánh sáng không tốt. Hoặc muốn zoom tốt hơn. Bất cứ nhu cầu gì, thì bạn cũng chỉ có thể chọn một trong những loại camera thứ hai này khi bạn mua chiếc smartphone có camera kép.

Cần những gì khi thêm một camera nữa?

Chuyển sang hệ thống 3 camera sẽ giúp bạn linh hoạt hơn nữa. Thay vì lựa chọn chỉ một camera tele hay góc rộng, bạn có thể có cả hai (dĩ nhiên là có thêm camera chuẩn nữa).

P20 Pro chính là chiếc smartphone sở hữu 3 camera, bao gồm 1 camera chính 40MP, một camera zoom tele 3x 8MP và một camera monochrome 20MP. Sự kết hợp giữa các ống kính cùng phần mềm thông minh đã giúp một chiếc điện thoại có thể chụp những bức ảnh ở môi trường ánh sáng yếu khá tốt mà vẫn có khả năng zoom.

Huawei đã sử dụng camera monochrome trong một thời gian dài để cải thiện khả năng chụp trong môi trường thiếu sáng, nhưng họ cũng tận dụng camera này để giúp khả năng zoom số tốt hơn (được gọi là zoom lai). Kết hợp công nghệ này với camera tele 3x và cảm biến độ phân giải cao 40MP, chiếc máy P20 Pro có thể zoom đến 3x hay 5x mà vẫn đảm bảo chất lượng cao.

Thậm chí, LG V40 đưa 3 camera còn linh hoạt hơn. Chiếc smartphone mới này của LG có một camera chính 12MP, một camera tele 2x 12MP cùng một ống kính góc siêu rộng 16MP. Giải pháp này sẽ giúp bạn có đến 3 góc chụp khác nhau trên một chiếc điện thoại giống như những bức hình dưới đây.

Ảnh chụp với ống kính siêu rộng trên Mate 20 Pro

Ảnh chụp với camera tiêu chuẩn trên Mate 20 Pro

Ảnh chụp zoom 3x trên Mate 20 Pro

Phương án này của LG có thể là cách thiết lập hệ thống ba camera tối ưu nhất trong năm 2018 và 2019, bởi Huawei Mate 20 Pro cũng sử dụng cách tương tự. Huawei vẫn giữ camera chính và tele của P20 Pro, nhưng lại thay camera monochrome bằng một camera góc siêu rộng. Dù vậy, Huawei cũng vẫn duy trì khả năng zoom 3x và 5x có trên P20 Pro.

4 camera thì sao?

Và Samsung lại nghĩ rằng họ có thể làm nhiều hơn với một camera nữa khi ra mắt chiếc Galaxy A9 2018 hồi tháng trước. Đây là chiếc smartphone đầu tiên tích hợp 4 camera, bao gồm một camera tiêu chuẩn, siêu rộng, tele và một cảm biến độ sâu 5MP.

Đây là một điều thú vị, bởi cả camera góc rộng và tele đều có thể cung cấp các thông tin độ sâu. Thực tế, Galaxy Note 8, Galaxy S9 Plus và Galaxy Note 9 đều có thể tạo ra các hình ảnh Live Focus với sự trợ giúp với camera tele. Và giờ đây, thêm một cảm biến độ sâu, nó có thể cung cấp bản đồ độ sâu trở nên chi tiết hơn (nhằm đảm bảo chế độ chân dung hay hiệu ứng bokeh hoạt động tốt hơn).

4 camera của Galaxy S9 không phải là phương án duy nhất, bởi các hãng khác vẫn có thể thay đổi cảm biến độ sâu bằng camera monochrome, camera thiếu sáng hay các camera tele khác.

Khoảng trống

Không như những chiếc máy ảnh DSLR cồng kềnh, camera trên smartphone không có nhiều khoảng trống. Giữa màn hình, chipset, pin và các linh kiện khác, đơn giản là nhà sản xuất không còn quá nhiều khoảng trống cho camera. Các cảm biến hình ảnh di động đã thu nhỏ đi rất nhiều để cân bằng với những linh kiện khác. Cũng đồng nghĩa rằng khả năng thu sáng sẽ ít hơn so với các cảm biến hình ảnh có trên DSLR. Chính điều này đã khiến các nhà sản xuất phải sử dụng những quá trình xử lý hình ảnh thông minh nhằm thu hẹp khoảng cách với các cảm biến lớn hơn.

Thêm nhiều camera hơn cũng đi kèm với việc thu nhỏ kích thước cảm biến hơn nữa, thu nhỏ các linh kiện khác và phải thiết kế lại hoàn toàn chiếc điện thoại để chứa các phần cứng bổ sung. Nếu vẫn duy trì lối mòn cũ, thì kể cả công nghệ xử lý hình ảnh cũng khó đủ để tạo ra sự khác biệt. Dĩ nhiên, thu nhỏ các linh kiện cũng phải có một số đánh đổi, ví dụ như thời lượng pin ít hơn. Thiết kế lại sẽ giúp các thiết bị không quá dày hay camera không bị lồi một cách khó chấp nhận được.

Cần phải lưu ý rằng, không phải cứ thêm nhiều camera là sẽ tự động cải thiện chất lượng hình ảnh. Một thương hiệu có tiếng về chất lượng camera quá tệ vẫn sẽ tệ như vậy nếu không cải thiện, dù là có đưa 4 camera lên chiếc điện thoại của họ đi chăng nữa. Nó vẫn sẽ chỉ chụp ra những bức ảnh tệ hại từ nhiều góc chụp khác nhau mà thôi.

Dù vậy, trong thời camera kép ở hiện tại, các nhà sản xuất cho rằng lợi ích từ việc bổ sung các camera (khả năng linh hoạt và cung cấp nhiều dữ liệu hơn trong quá trình xử lý ảnh) sẽ lớn hơn so với những nhược điểm này.

Trên thực tế, ý tưởng này có khởi đầu rất gian nan. Một ví dụ là Light L16.

Chiếc máy ảnh L16 được ra mắt vào năm ngoái, sở hữu 16 camera có các tiêu cự phổ biến từ 28mm đến 150mm. Khi trình diễn tại buổi ra mắt, các camera này có thể cung cấp khả năng zoom liền mạch và chụp ra bức ảnh 52MP. Về lý thuyết, nghe có vẻ khá thú vị.

Thế nhưng, chính tốc độ xử lý, sự bất tiện trong việc sử dụng ứng dụng Lumen của Light để thực hiện một số điều chỉnh hay kết quả ảnh chụp ra cực kì không tương xứng, đã khiến cho nhiều reviewer phải chê trách. Khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu tệ hại cùng với thiếu đi tính năng quay video, đã gây ra một sự thất vọng không hề nhẹ đối với phương án đa ống kính.

Chắc chắn, các bản cập nhật phần mềm sẽ được tung ra theo thời gian nhằm cải thiện Light L16, nhưng kết quả ban đầu này là một hồi chuông cảnh báo cho các OEM Android rằng: càng thêm nhiều camera, họ sẽ càng có nhiều vấn đề để giải quyết.

Minh Hùng

Chủ đề khác