VnReview
Hà Nội

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Giá máy ảnh đang ngày càng đắt hơn theo thời gian. Dẫu chúng cung cấp giá trị phù hợp cho một số lĩnh vực nhất định của thị trường, thế nhưng, mức giá thực tế của những chiếc máy ảnh lại phức tạp hơn một chút so với sự hiểu biết của nhiều người.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Thời đại film

Quy trình chụp ảnh thực tế đầu tiên, Daguerreotype, đã được phát minh gần hai thế kỷ trước. Tuy vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các máy ảnh có sẵn trên thị trường: những máy ảnh có thể tiếp cận và sử dụng đối với người bình thường. Chiếc máy ảnh đầu tiên nằm trong dạng này chính là nguyên bản Kodak Brownie, được Eastman Kodak ra mắt công chúng vào năm 1900. Với thiết kế một hộp cứng được gắn sẵn thấu kính lồi – lõm đơn giản, Kodak Brownie hướng đến đối tượng trẻ em như một phương pháp chủ yếu để bán các cuộn film 117 của Kodak. Nó có giá ban đầu là 1 USD (tương đương 32 USD ngày ngay) và cực kỳ thành công về mặt thương mại lẫn tài chính.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Kodak Brownie

Một năm sau đó, Kodak tung ra Brownie No.2, chiếc máy ảnh đầu tiên sử dụng film 120 và vẫn là tiêu chuẩn của medium format cho đến ngày nay. Thời điểm ra mắt, Kodak Brownie No.2 có giá 2 USD, tương đương với khoảng 63 USD ở thời điểm hiện tại. Nó thu hút cả trẻ em lẫn người lớn, và giá trị cổ điển của nó có thể tương đương với những chiếc máy ảnh Fujifilm Instax ngày nay.

Đến những năm 1930, film 35mm chính thức ra mắt thị trường đại chúng và nhanh chóng trở thành một giải pháp thay thế cực kỳ phổ biến, giá cả phải chăng và di động hơn so với những mẫu máy ảnh medium format và large format thời điểm đó. Argus C3, được phát hành vào năm 1939, đã trở thành một trong những chiếc máy ảnh phổ biến nhất mọi thời đại với doanh số hơn 2 triệu chiếc. Nó cũng được vô số nhiếp ảnh gia người Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ 2, chẳng hạn như Robert Capa. Với mức giá bán lẻ tương đương 675 USD trong năm 2021, Argus C3 có thể được coi như là một phiên bản analog sơ khai của những chiếc máy ảnh hiện tại như Olympus E-M10 Mark IV hay Canon M50 Mark II.

Từ năm 1930 đến năm 1960, số lượng ảnh chụp đã tăng từ 1 tỉ ảnh/năm lên mức 3 tỉ ảnh/năm, tương đương với tỉ lệ tăng 200%. Trong thập kỉ tiếp theo, từ năm 1960 – 1970, con số này tăng 233% lên mức 10 tỉ ảnh/năm. Đây là mức tăng phần trăm lớn nhất trong thế kỉ 20. Sự gia tăng mạnh mẽ này xuất hiện sau cuộc cách mạng SLR cũng như số lượng các nhà sản xuất máy ảnh từ cấp thấp đến chuyên nghiệp ngày càng tăng lên. Nikon F ra mắt vào năm 1959 được coi là tia lửa lớn nhất của ngon lửa này với mức giá bán lẻ tương đương 3.350 USD. Những chiếc máy ảnh rẻ hơn cũng xuất hiện vào cùng năm đó, chẳng hạn như Minolta SR-2 và Canon Canonflex, có giá bán lẻ tương đương lần lượt là 2.300 USD và 2.775 USD.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Nikon F

Tuy vậy, từ những năm 1970 trở đi, giá máy ảnh đã giảm dần, ít nhất là với nhiều thân máy ảnh. Trong năm 1975, mẫu flagship F1 của Canon có giá bán tương đương 1.550 USD, trong khi con số này với mẫu FTb thấp cấp hơn là 850 USD. Cùng năm đó, một chiếc máy ảnh Pentax K2 có giá 2.500 USD và mẫu máy ảnh medium format Pentax 6x7 cùng một ống kính 105mm sẽ rút 5.475 USD từ hầu bao của bạn.

Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, mọi thứ đã phần nào thay đổi, ít nhất là đối với một số phân khúc nhất định của thị trường. Mẫu flagship Nikon F4 được trang bị khả năng lấy nét tự động có mức giá tương đương 5.700 USD, khá gần với những flagship DSLR hiện đại của Canon và Nikon. Tuy nhiên, thời điểm đó cũng có những chiếc máy ảnh compact cực kỳ rẻ, chẳng hạn như Canon Sure Shot Max với giá 150 USD hay Minolta Freedom 50 có giá bán quy đổi 103 USD.

Không giống như ngày nay, phần lớn doanh số máy ảnh đến từ phân khúc cấp thấp, bao gồm những chiếc máy ảnh nhỏ gọn (compact) và SLR thấp cấp.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số

Dù chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên được tung ra thị trường vào năm 1991, nhưng phải đến khoảng năm 2000, máy ảnh kỹ thuật số mới trở thành một lựa chọn thực tế và có giá phù hợp để thay thế film. Nikon D1 được coi là chiếc máy ảnh mang tính bước ngoặt khi đã lật ngược tình thế, hạ gục chiếc máy ảnh số Kodak DCS đắt tiền bằng những sản phẩm có giá dưới 6.000 USD. Fujifilm S1 Pro cũng được trình làng vào năm 2000 và thậm chí còn có giá phải chăng hơn.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Nikon D1

Nikon D1 có giá 5.999 USD khi ra mắt (tương dương 9.400 USD ở hiện tại sau những lần lạm phát), tiếp theo là D1X và D1H vào năm 2001. Phiên bản D1H có giá thấp hơn 1.500 USD, tương đươgn 6.800 USD ở hiện đại. Một năm sau, Canon phát hành máy ảnh Full Frame đầu tiên của mình, Canon 1Ds, với mức giá 7.999 USD (tương đương 11.969 USD). 1Ds Mark II (2004) và 1Ds Mark III (2008) cũng được bán ra với cùng mức giá 7.999 đô la. Dĩ nhiên, mức giá tương đương do lạm phát của chúng cũng đã giảm đi tương đối trong những năm đó.

Dòng sản phẩm flagship của Nikon cũng có xu hướng tương tự sau nhiều năm: D1 (9.400 USD), D2X (7.125 USD), D3 (6.500 USD), D4 (7.000 USD), D5 (7.300 USD) và cuối cùng là D6 vào năm 2020 với mức giá tương đương 6.750 USD. Dòng sản phẩm cạnh tranh 1DX từ Canon cũng có xu hướng gần như tương tự, cùng mức giá 6.750 USD cho mẫu 1DX Mark III ra mắt năm 2020. Với những con số đó, mức giá của Sony Alpha 1 rõ ràng không quá cao. Và nhiều khả năng, chiếc máy ảnh Nikon Z9 cũng như Canon EOS R3 sắp ra mắt cũng sẽ có mức giá tương tự.

Dẫu giá của các máy ảnh cao cấp của Nikon và Canon đã giảm giá hoặc giữ ở mức ổn định, thế nhưng, có những thay đổi đáng kể ở các khu vực khác. Đáng chú ý nhất, phân khúc cao cấp nhất của thị trường, vốn là những mẫu máy medium format, đã hạ giá đáng kể trong thập kỉ qua.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Pentax 645D

Trái ngược với mức giá đã quy đổi 26.900 USD của Hasselblad H1D ra mắt trong năm 2002, chiếc máy ảnh medium format Pentax 645D ra mắt sau đó 8 năm lần đầu tiên có giá dưới ngưỡng 10.000 USD (chưa quy đổi). Vào năm 2014, chiếc máy ảnh Pentax 645Z kế nhiệm được bán ra với giá 8.500 USD và chỉ trong vòng 2 năm, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của Fujifilm GFX 50S với giá 6.500 USD hay 8.999 USD đối với Hasselblad X1D 50C. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, GFX 50R đánh dấu lần đầu tiên máy ảnh medium format có giá bán lẻ dưới 5.000 USD. Một năm sau, Hasselblad cũng tung ra X1D 50C với giá 5.750 USD, rẻ hơn 3.250 USD so với thế hệ đàn anh. Và gần đây nhất, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của chiếc máy ảnh mirrorless medium format 100MP được trang bị IBIS cũng như khả năng tự động lấy nét theo pha, và có giá thấp hơn kha khá so với Sony Alpha 1 hay những mẫu máy ảnh flagship từ Nikon hay Canon.

Những mẫu máy ảnh số Full Frame cũng chứng kiến hiện tượng tương tự trong thập kỉ trước. Sony Alpha 7 ra mắt năm 2013 là chiếc máy ảnh Full Frame đầu tiên có giá dưới 2.000 USD. Sau đó, năm 2019, chiếc máy ảnh Canon EOS Rp có giá giảm xuống dưới 1.500 USD, tiếp theo là Nikon Z5 vào năm 2020. Những con số này chưa được quy đổi sau lạm phát. Điều đó khiến ý tưởng những chiếc máy ảnh ngày nay trở nên đắt đỏ hơn trở thành một đề xuất kỳ quặc.

Tuy nhiên, chúng ta lại thấy sự gia tăng của những ống kính đắt tiền hơn, chẳng hạn như Nikon Z 50 f/1.8, hay thậm chí là Sony Zeiss 55 f/1.8, vốn được ra mắt cùng với Sony Alpha 7 và Alpha 7R trước đó.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Sony Zeiss 55 f/1.8

Có lẽ, yếu tố khiến giá máy ảnh cao cấp giảm xuống cũng dẫn đến sự vắng mặt các loại thấu kính có thương hiệu giá rẻ. Chúng ta vẫn có những ống kính có chất lượng tuyệt vời với mức giá khá phải chăng từ các công ty bên thứ ba, vốn từng được đánh giá là kém hơn đáng kể so với những ống kính của bên thứ nhất cách đây không lâu, như Tamron, Sigma, Tokina, Rokinon/Samyang. Ngay cả những ống kính từ các công ty như Yongnuo hay Viltrox gần đây cũng trở nên nổi tiếng về chất lượng hình ảnh cũng như mang đến khả năng vượt xa mức giá của chúng.

Khi sự trưởng thành của camera trên smartphone đã làm suy yếu thị trường máy ảnh, các nhà sản xuất buộc phải thay đổi và tập trung nguồn lực vào các nhiếp ảnh gia thực thụ, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Và khi công nghệ ngày càng phát triển, những nhiếp ảnh gia đó ngày càng tìm kiếm nhiều thứ hơn, dynamic range rộng hơn, độ phân giải cao hơn, tốc độ khung hình mỗi giây cao hơn. Bất kể mọi người có cần những cải tiến này hay không, chúng vẫn là thứ mà nhiều người muốn và các nhà sản xuất phải chạy theo.

Cùng với đó là nhu cầu tự nhiên đối với các ống kính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của những cảm biến hiện đại, ngay cả ở khẩu độ f/1.2 cực rộng. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi cuộc cách mạng mirrorless đã thúc đẩy mong muốn ống kính nhỏ hơn và gọn hơn. Đã qua rồi cái thời những ống kính prime f/1.4 khổng lồ, chẳng hạn như dòng ống kính Sigma Art cho DSLR, được đón nhận rộng rãi. Tất cả những điều này đổi hỏi những cải tiến về thiết kế ống kính, thấu kính và lớp phủ cao cấp, quá trình sản xuất chính xác và tăng cường kiểm soát chất lượng.

Kết quả là một ống kính như Nikon Z 50 f/1.8 có giá đắt hơn rất nhiều so với phiên bản ngàm F tương tự. Nó cũng là một trong những ống kính 50mm sắc nét nhất, được hiệu chỉnh tốt nhất từng được sản xuất. Dĩ nhiên, ống kính Nikon này chỉ là một ví dụ nhỏ. Điều tương tự cũng diễn ra với dòng ống kính RF mới của Canon, dòng G Master của Sony, những ống kính APS-C nhỏ gọn của Fujifilm cùng nhiều sản phẩm khác. Chúng ta có thể thấy các ống kính mirrorless hoạt động tốt hơn khá đáng kể so với những tổ tiên DSLR của chúng.

Leica thì sao?

Leica dường như là công ty duy nhất đi ngược xu hướng này và đó là lý do tại sao chúng ta tách Leica ra một phần riêng. Những chiếc máy ảnh film và số của Leica không chỉ đắt hơn đáng kể so với phần còn lại, mà những ống kính của công ty Đức cũng được bán ở mức giá cực kỳ cao cấp.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Năm 1986, một chiếc Leica M6 đã được bán với giá 1.695 USD, tương đương 4.150 USD ở hiện tại. Trong khi đó, một chiếc Leica R4 có giá quy đổi là 2.150 USD và 1 chiếc ống kính Noctilux 50mm f/1.0 chỉ có giá 2.775 USD sau quy đổỉ.

Trong khi đó, chiếc Leica M10 ra mắt vào năm 2017 lại hoàn toàn trải ngược khi có giá quy đổi lên mức 7.250 USD, trong khi giá của một chiếc ống kính Noctilux mới cán mốc 12.795 USD. Trên thực tế, một chiếc ống kính Noctilux 50mm f/1.0 hoàn toàn mới được mua vào thời điểm 1986 sẽ có giá trị cao hơn nhiều lần so với hiện tại.

Lý do cho sự chênh lệch giữa Leica và nhiều công ty khác đó là sự khác biệt giữa chiến lược định giá cao cấp từ Leica và định giá ngang bằng của các công ty khác. Chiến lược định giá ngang bằng là một trong những sự cạnh tranh giữa các công ty: Bạn định giá sản phẩm bằng hoặc thấp hơn giá của đối thủ để duy trì tính cạnh tranh. Chúng ta đã liên tục thấy các nhà sản xuất cắt giảm giá sản phẩm của mình. Một ví dụ rõ ràng nhất chính là việc Fujifilm gia nhập thị trường medium format với những cỗ máy GFX siêu rẻ.

Chiến lược định giá cao cấp được xây dựng dựa trên một mô hình hoàn toàn khác, không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Thế nên, mức giá có thể được đẩy lên cao như mong muốn, ít nhất là cho đến khi doanh số giảm dần.

Vậy tại sao mọi người đang nghĩ rằng giá máy ảnh ngày nay đang trở nên đắt đỏ hơn?

Có một vài yếu tố khiến người tiêu dùng cho rằng giá máy ảnh đang đắt hơn so với 5, 10, 20 hoặc thậm chí là 50 năm trước.

Đầu tiên, rất khó để chúng ta tính toán lạm phát nếu không nhìn vào các số liệu thực tế. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng 2.000 USD từ chỉ 5 năm trước đây có giá trị tương đương 2.250 USD ở thời điểm hiện tại. Con số này cách đây 10 năm tương đương với gần 2.400 USD ngày nay. Nhìn chung, rất khó để xem xét những tác động của lạm phát trong các giai đoạn ngắn hạn như vậy, nhưng thực sự chúng là một yếu tố khiến chúng ta lầm tưởng.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Thứ hai, chúng ta đã thấy sự thu hẹp giá. Phân khúc cao cấp nhất (medium format) đã giảm đáng kể, trong khi phân khúc thấp nhất phần lớn đã biến mất, di chuyển đến phân khúc cao hơn. Trước đây, Nikon D5600 từng là một mẫu máy ảnh cấp thấp dành cho người cho nghiệp dư, nhưng giờ đây, các chiếc máy ảnh Nikon Z50 hoặc Fujifilm X-S10, vốn hướng đến đối tượng tương tự, đều đắt hơn đáng kế, dù cũng cung cấp công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn.

Cuối cùng, với sự gia tăng của công nghệ mirrorless và sụt giảm không phanh của doanh số DSLR, nhiều máy ảnh và ống kính mà chúng ta thấy trên thị trường hiện nay đều còn khá mới. Trong khi trước đây chúng ta có thể mua được một chiếc ống kính DSLR 24-70mm f/2.8, vốn đã xuất hiện trên thị trường từ 5 năm trở lên, với mức giá rẻ hơn khá nhiều so với thời điểm ra mắt, nhưng hầu hết các tùy chọn hiện tại đều tương đối rất mới. Một lượng lớn ống kính Sony FE cũ hơn cũng đánh dấu các mức giảm so với giá ban đầu, nhưng điều đó không diễn ra nhiều như vậy đối với các ống kính Nikon Z hoặc Canon RF. Và ngay cả những ống kính mirrorless có tuổi đời từ 5 năm trở lên cũng không hoạt động được như mong muốn do có chất lượng hình ảnh kém hơn hoặc những yếu tố như động cơ lấy nét tự động tệ hơn. Tính chất "mới" tương đối của mọi thứ, đặc biệt là những sản phẩm được ưa chuộng nhất, làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.

Tại sao giá máy ảnh ngày càng leo thang?

Có một điều không thể phủ nhận: việc định giá các máy ảnh hiện đại dựa trên giá trị của chúng. Công nghệ máy ảnh chưa bao giờ được tích hợp nhiều khả năng cũng như tính năng như ngày nay. Một ví dụ rõ ràng nhất đó chính là Fujifilm GFX 100S, được bán ra với mức giá thấp hơn 500 USD so với GFX 50S, nhưng lại có khả năng mạnh mẽ gấp đôi, bao gồm chức năng chống rung trong thân máy (IBIS), tự động lấy nét theo pha,...

Nhiếp ảnh chưa bao giờ được tiếp cận nhiều hơn hoặc có khả năng hơn như hiện tại. Dự kiến, năm nay sẽ có 1,44 nghìn tỉ bức ảnh được chụp trên toàn cầu. Trong năm 2000, 86 tỉ bức ảnh đã được chụp, tăng 1.574% trong 21 năm qua.

Lê Hữu theo PetaPixel

Chủ đề khác