VnReview
Hà Nội

Kỹ thuật Time-lapse trong nhiếp ảnh

Nếu như kỹ thuật Time-warp cho chúng ta những video được quay ở tốc độ hàng nghìn khung hình/giây và phát ở tốc độ thông thường để người xem thấy rõ được những chi tiết và diễn biến mà mắt thường không thể thấy được, thì kỹ thuật Time-lapse ngược lại, là dạng nhiếp ảnh mà các bức ảnh được chụp một cách liên tục rồi được ghép lại thành video trình chiếu với tốc độ cao.

Kỹ thuật Time-lapse cũng mang đến những cảm nhận mới so với video quay thông thường, hiện đang có khá nhiều người yêu thích, tìm hiểu. Bài viết giới thiệu những thông tin cơ bản để thực hiện một video time-lapse.

Video Time-lapse (nguồn: internet)

Thiết bị cần có:

- Máy ảnh (+ ống kính): bất kỳ máy ảnh nào có thể gắn dây điều khiển wired remote

- Wired remote: dây bấm

- Tripod: để cố định máy ảnh

- Timer-remote: thiết bị điều chỉnh được thời gian của mỗi frame ảnh, số lượng frame cần chụp, ước lượng được số frame cần thiết cho video.

Đặc điểm của chụp ảnh Time-lapse:

- Khi chụp mỗi giây một frame rồi ghép lại thành video tốc độ 30 frame/giây thì thời gian thực mà video thể hiện được tua nhanh lên 30 lần. Như vậy thời gian chụp giữa các frame càng cao thì thời gian của video sẽ càng được tua nhanh hơn.

- Một video thông thường có 30 khung hình/giây. Như vậy nếu video dài 5 phút thì số lượng khung cảnh cần chụp là 5 x 60 x 30 = 9000 bức.

- Time-lapse giúp thấy được quá trình chuyển động vốn chậm của sự vật trở nên nhanh hơn, ví dụ quá trình gieo hạt nảy mầm, quá trình hoa nở, quá trình mặt trời lặn…

- Với những máy ảnh có độ phân giải lớn, video tạo thành từ time-lapse sẽ có chất lượng cao hơn nhiều so với mức Full HD thông thường.

- Kỹ thuật time-lapse ngược với kỹ thuật time-warp (quay phim với tốc độ hàng nghìn khung hình giây) rồi phát lại với tốc độ thông thường 30 fps để thấy rõ những chuyển động cực nhanh như viên đạn bắn, quả bóng nước bị vỡ…

Video Time-lapse (nguồn: internet)

Khuyến cáo

- Tuổi thọ màn trập: mỗi giây video time-lapse cần 30 khung hình, do đó với một video ngắn khoảng 3 phút nhưng máy ảnh phải chụp đến 3 x 60 x 30 = 5400 lần.

- Thời gian, công sức, tiền bạc: để thực hiện được video time-lapse đòi hỏi nhiều thời gian để chụp ảnh, biên tập clip… qua đó tốn công sức và còn phải đầu tư thiết bị, máy móc hao tổn.

Những thiết lập cơ bản trong time lapse:

- Chế độ chụp: chế độ M để điều chỉnh cố định tốc độ và khẩu độ phù hợp với cảnh chụp. Chế độ này giúp thể hiện sự mượt mà khi môi trường ánh sáng thay đổi thay vì cứ đều đều như ở chế độ khác.

- ISO: điều chỉnh vừa đủ phù hợp với môi trường chụp, không nhất thiết để thấp quá vì ảnh sẽ bị tối. Thường các máy ảnh hiện nay có độ phân giải lớn nên ISO có thể để cao một chút vẫn được vì khi resize xuống cỡ Full HD đã khử nhiều nhiễu rồi, hơn nữa video sẽ không chú trọng từng chi tiết nên người xem cũng không để ý lắm.

- Cân bằng trắng: đặt cố định để có tông màu giống nhau

- Focus: để chế độ MF (Manual Focus)

- Khoảng cách giữa những frame: nên để thời gian này nhỏ để video có độ mượt

Một số video Time-lapse:

Nhật Minh

Chủ đề khác