VnReview
Hà Nội

Ứng dụng miễn phí nào tốn của bạn nhiều tiền nhất?

Các ứng dụng smartphone mang tới rất nhiều lợi ích, nhưng bạn cũng sẽ phải dành ra một khoản tiền để trả cho dữ liệu di động do các ứng dụng này sử dụng.

Các ứng dụng smartphone mang tới rất nhiều lợi ích, nhưng bạn cũng sẽ phải dành ra một khoản tiền để trả cho dữ liệu di động do các ứng dụng này sử dụng.

Nhờ có sự bùng nổ mạnh mẽ của smartphone và tablet, càng ngày càng có nhiều người dùng tìm đến các dịch vụ dữ liệu di động 3G/4G LTE của các nhà mạng. Trong tháng vừa qua, khoảng 80% khách hàng trả phí sau của AT&T (nhà mạng lớn nhất tại Mỹ) đã đăng ký tham gia các gói cước dữ liệu di động. 3 năm trước, con số này chỉ là 45%.

Và, hiển nhiên các ứng dụng smartphone đã tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí. Các ứng dụng nhắn tin sẽ giúp tránh phí SMS, Skype sẽ giảm cước cuộc gọi, còn Google Maps sẽ giúp bạn không cần đến các máy GPS nữa.

Mặt trái của lợi ích này là bạn sẽ phải tốn tiền cho dữ liệu di động. Chi phí bạn phải trả cho các nhà mạng cũng chính là mức giá chính của các ứng dụng miễn phí của Google và Facebook. Một lần nữa, chúng ta không thể phủ nhận được lợi ích to lớn của ứng dụng smartphone/tablet, nhưng chi phí 3G/4G vẫn là một loại chi phí có thật mà bạn phải trả.

Mức chi phí này sẽ tính bằng băng thông tiêu thụ. Hãy cùng thử phân tích một ví dụ: lưu lượng sử dụng của biên tập viên Dan Frommer đến từ trang tin công nghệ qz.com. Sau khi reset máy vài tháng trước, cho đến giờ Frommer đã sử dụng tổng cộng 6,8GB dữ liệu di động.

Các ứng dụng smartphone mang tới rất nhiều lợi ích, nhưng bạn cũng sẽ phải dành ra một khoản tiền để trả cho dữ liệu di động do các ứng dụng này sử dụng.

Vậy, đâu là thủ phạm khiến biên tập viên này tốn nhiều tiền nhất? Câu trả lời là Twitter – mạng xã hội phổ biến số 2 hành tinh. Trong khi các câu trạng thái Twitter chỉ có độ lớn 140 ký tự, mạng xã hội này ngày càng bị chèn quá nhiều ảnh, quá nhiều video và cũng có thể duyệt web khi bạn nhấn chọn đường dẫn.

Rõ ràng, Frommer là một kẻ "nghiện" Twitter. Facebook chỉ chiếm 2,8% lưu lượng, nhưng tại Việt Nam, bạn có thể thay thế con số của Twitter trong bảng xếp hạng trên bằng Facebook.

Ở vị trí số 2 là Instagram. Do đây là một mạng xã hội hình ảnh, con số 20,6% dành cho Instagram sẽ là không quá bất ngờ. Safari đứng ở vị trí số 3 với 5,4%, Mail ở vị trí số 5 với 5,2% trong khi Google Maps chỉ chiếm 2,4% tổng lưu lượng di động mà biên tập viên này sử dụng.

Trong khi số liệu thống kê từ 1 người dùng sẽ là quá ít để đưa ra kết luận, bạn có thể nhận thấy rằng các mạng xã hội sẽ chiếm phần lớn lưu lượng sử dụng hàng ngày. Các ứng dụng thực sự tiện ích như Google Maps hay Mail, dù rất quan trọng, cũng chỉ chiếm một phần lưu lượng ít ỏi. Nếu so sánh các con số của Frommer với trải nghiệm của chính mình, có lẽ bạn sẽ thấy đây không hẳn là một điều bất ngờ: nhiều người sẽ mở ứng dụng Facebook theo phản xạ mỗi lần mở khóa thiết bị, trong khi ứng dụng Mail chỉ được sử dụng đến khi bạn cần theo dõi công việc.

Các ứng dụng smartphone mang tới rất nhiều lợi ích, nhưng bạn cũng sẽ phải dành ra một khoản tiền để trả cho dữ liệu di động do các ứng dụng này sử dụng.

Và bởi vậy, các mạng xã hội sẽ tạo ra chi phí lớn nhất mà bạn phải trả khi sở hữu smartphone cùng vô số dịch vụ "miễn phí".

Bạn đọc của VnReview, bạn đang tốn nhiều thời gian (và chi phí) vào ứng dụng smartphone nào?

Lê Hoàng

Theo QZ

Chủ đề khác