VnReview
Hà Nội

Android đã bớt hẳn phân mảnh trong 2 năm qua

Lollipop là cái tên đáng chú ý nhất khi nói về Android của năm 2014, song có một thực tế quan trọng là hệ điều hành của Google đã "tiến hóa" rất nhiều trong suốt 2 năm vừa qua. Thị phần của riêng từng phiên bản Android từ Gingerbread cho đến KitKat cho thấy vấn đề phân mảnh của Android đã không còn trầm trọng như trước.

Lollipop là cái tên đáng chú ý nhất khi nói về Android của năm 2014, song có một thực tế quan trọng là hệ điều hành của Google đã "tiến hóa" rất nhiều trong suốt 2 năm vừa qua. Thị phần của riêng từng phiên bản Android từ Gingerbread cho đến KitKat cho thấy vấn đề phân mảnh của Android đã không còn trầm trọng như trước.

Số liệu mà bạn được chiêm ngưỡng ở phía trên đến từ Davide Coppola, một blogger công nghệ khá nổi tiếng. Hiện tại, Android vẫn gặp phải vấn đề phân mảnh – song với sự khác biệt về hệ thống ngày càng được thu nhỏ giữa các phiên bản Android khác nhau, ứng dụng Android hiện tại không còn gặp vấn đề không tương thích trầm trọng như trước. Bù lại, các nhà phát triển Android vẫn phải lo lắng về các lỗi bảo mật vẫn còn tồn tại trên các phiên bản cũ.

Quan trọng nhất, đến năm 2014, tình trạng phần đông người dùng bị "kẹt" lại trên 2.3 Gingerbread đã không còn nữa. Có khoảng 90% người dùng Android đã được cập nhật lên các phiên bản Android từ 4.0 trở lên. Biểu đồ động mà bạn thấy phía trên chính là quá trình "tiến hóa" của Android trong 2 năm vừa qua.

2 năm trước, người dùng Android vẫn đang trong quá trình chuyển đổi đầy khó khăn từ Ice Cream Sandwich (Android 4.0) lên Jelly Bean (4.1), trong khi Gingerbread (2.3) vẫn là phiên bản phổ biến nhất. Vào thời điểm đó, giới hâm mộ Android vẫn còn phải lo lắng về các vấn đề trầm trọng do hiện tượng phân mảnh và tốc độ cập nhật quá chậm chạp gây ra. Trong 12 tháng tiếp đó, số lượng các phiên bản nhỏ của Jelly Bean ra mắt quá nhiều cũng đã khiến tình trạng phân mảnh càng nên trầm trọng. Trong vòng 6 tháng trở lại đây, KitKat (Android 4.4) và Jelly Bean 4.2 bắt đầu vươn lên mạnh mẽ để chiếm thị phần "khủng" trong thế giới Android.

Lollipop là cái tên đáng chú ý nhất khi nói về Android của năm 2014, song có một thực tế quan trọng là hệ điều hành của Google đã "tiến hóa" rất nhiều trong suốt 2 năm vừa qua. Thị phần của riêng từng phiên bản Android từ Gingerbread cho đến KitKat cho thấy vấn đề phân mảnh của Android đã không còn trầm trọng như trước.

Thị phần hiện nay của các phiên bản Android

Từ vị trí thống trị với 50% thị phần Android vào năm 2012, Gingerbread hiện nay chỉ còn 9% lượng người dùng. Ice Cream Sandwich cũng chỉ còn thị phần một chữ số, trong khi gần một nửa người dùng hiện đang dùng Jelly Bean và 1/3 sử dụng KitKat. Song, với sức sống quá bền bỉ, có lẽ Froyo và Gingerbread sẽ còn tiếp tục tồn tại trong vòng 2 hoặc 3 năm nữa.

Dù sao, khi Android 4.x đã vươn lên thống trị thị trường, trải nghiệm Android nói chung trên toàn cầu đã trở nên tốt hơn thời kỳ Gingerbread rất nhiều. Hiện tại, Jelly Bean đang chiếm thị phần trên 50% trong khi KitKat vẫn đang vươn lên bám đuổi mạnh mẽ. Với sự ra mắt của 5.0 Lollipop, có lẽ KitKat sẽ khó có thể gia tăng vượt bậc như hiện nay trong các tháng sắp tới.

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Android 4.4 không phải là một phiên bản lập kỷ lục cho Google: tốc độ tăng trưởng của KitKat rất nhanh khi so sánh với các phiên bản tiền nhiệm. Tốc độ tăng trưởng của KitKat thậm chí còn ngang bằng với 4.1, 4.2 và 4.3 cộng lại. Phiên bản 4.4 đã liên tục tăng mạnh thị phần trong suốt 6 tháng vừa qua, trong đó mức tăng trưởng tính từ tháng 6 là 250%. Nếu chỉ tính các phiên bản Android theo số (không theo tên gọi), Android 4.4 hiện đang là phiên bản Android có nhiều người dùng nhất. Do trải dài trên cả 3 phiên bản từ 4.1 đến 4.3, khi tính theo tên gọi, Jelly Bean mới là phiên bản phổ biến nhất.

Lollipop là cái tên đáng chú ý nhất khi nói về Android của năm 2014, song có một thực tế quan trọng là hệ điều hành của Google đã "tiến hóa" rất nhiều trong suốt 2 năm vừa qua. Thị phần của riêng từng phiên bản Android từ Gingerbread cho đến KitKat cho thấy vấn đề phân mảnh của Android đã không còn trầm trọng như trước.

Với nhiều người, Android 2.3 Gingerbread là một kỷ niệm xấu

Tất cả những điều này đều là dấu hiệu báo trước một tương lai tươi sáng cho Android 5.0 Lollipop, do rất nhiều nhà sản xuất đã cam kết sẽ cập nhật lên phiên bản này trong tương lai gần, bao gồm cả các thế hệ smartphone cũ. Với giao diện đột phá và bộ runtime mới, 5.0 Lollipop chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn cả KitKat.

Những người quá khó tính có thể sẽ nhìn thấy vấn đề duy nhất đối với Lollipop: phân mảnh, vốn là vấn đề muôn thuở của Android. Khi Jelly Bean và KitKat đang tạo ra khung cảnh tương đối thống nhất cho Android, sự có mặt của một phiên bản mới lạ như Lollipop sẽ gây khó khăn cho các nhà phát triển ứng dụng trong thời gian đầu. Chắc chắn không phải tất cả smartphone chạy Jelly Bean hoặc KitKat đều sẽ được cập nhật lên Lollipop, và bộ runtime ART cũng như kiến trúc 64-bit mới cũng sẽ khiến một số người dùng hạn hẹp kinh phí bị tụt lại phía sau trong vòng đời của Android.

Lê Hoàng

Theo Android Authority

Chủ đề khác