VnReview
Hà Nội

Liệu OnePlus có thể hấp dẫn được fanboy Android nhờ vào "cấu hình cao, giá rẻ" hay không?

Rất có thể, bạn chưa từng nghe nói về OnePlus (Trung Quốc). Thế nhưng, hãy thử hỏi một fan Android, chắc chắn bạn sẽ nhận được một nụ cười.

>;OnePlus 5T bất ngờ vượt mặt iPhone X trong bài kiểm tra tốc độ

> Cận cảnh OnePlus 5T: "quái thú" mới đến từ Trung Quốc

Theo Cnet, điều này có được là do OnePlus đã kinh qua 3 năm qua để tạo ra một công ty hầu như chỉ phục vụ cho những người dùng am hiểu và thích vọc vạch về Android. Để làm được điều đó, OnePlus đã thêm những tính năng và thông số kỹ thuật cao cấp vào những sản phẩm của mình, cùng với mức giá rẻ hơn đáng kể so với những chiếc smartphone hàng đầu thế giới đến từ Apple hoặc Samsung. Và chiếc smartphone mới nhất của hãng là OnePlus 5T.

OnePlus, một người anh em chung mẹ với gã khổng lồ Oppo, là một ví dụ hiếm hoi về một công ty hướng đến quyền lợi trực tiếp của người tiêu dùng, được đóng góp nhiều bởi một cộng đồng trực tuyến và tích cực cung cấp các phản hồi về những sản phẩm khác trong tương lai. Điều này lại đặc biết ấn tượng tại Mỹ, nơi mà việc tiếp cận đến người tiêu dùng rất khó khăn và người Mỹ phải mua những chiếc điện thoại thông qua những hãng viễn thông.

"OnePlus là một thương hiệu nhiệt tình, và đó không phải là điều tội tệ", Avi Greengart, một nhà phân tích tại Global Data chia sẻ với CNET.

Thế nhưng, có vẻ như OnePlus còn muốn nhiều hơn thế. Tuần trước, hãng đã tổ chức sự kiện ra mắt điện thoại đầu tiên của mình, gửi thư mời đến truyền thông cùng hơn 350 fan đến một địa điểm tại Booklyn. Một dấu chiệu cho thấy rằng hãng muốn sự hiện diện của mình lớn hơn trong thế giới di động.

CEO OnePlus - Pete Lau

Đồng sáng lập Carl Pei đã cho mọi người biết về tham vọng của mình khi kết thúc bài diễn thuyết kéo dài gần 1 giờ. "Một ngày trong tương lai, bạn sẽ thấy các thiết bị OnePlus nằm ở xung quanh bạn, thậm chí nó còn có thể được sử dụng bởi những người không biết gì về công nghệ".

OnePlus sẽ mất một chặng đường dài để có thể biến kịch bản đó trở thành hiện thưc. Chiến lược "truyền miệng" đã giúp họ gầy dựng nên một lớp khách hàng hiểu biết tuyệt vời, thế nhưng, nó cũng đồng nghĩa rằng sẽ luôn "an toàn" cho mọi người. Vì hãng bán những sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, thế nên, họ nhận được rất ít sự hỗ trợ của các nhà mạng. Mức giá của OnePlus 5T đã đạt đến mức 499 USD (khoảng 11,3 triệu đồng), hay nói cách khác là gần gấp đôi so với mức giá khởi điểm 299 USD (khoảng 6,8 triệu đồng) của OnePlus One.

OnePlus không mong muốn sự "tấn công mạnh mẽ" vào marketing. CEO Pete Lau và đồng sáng lập cho hay rằng họ vẫn muốn tiếp tục tập trung vào chiến lược "truyền miệng" như là hướng tăng trưởng chính của họ.

Tuy nhiên, hãng biết rằng họ cần xây dựng một sự hiện diện của mình và Lau đã hơi ngại ngần khi tiếp xúc với báo chí trong một bài phỏng vấn vào hồi thứ Năm vừa rồi, để thảo luận về vấn đề bằng cách nào mà anh đã đạt được chiến thắng này. Lau nói bằng tiếng Trung Quốc và Pei là người phiên dịch lại.

Về mức giá

Khi giới thiệu OnePlus 5T, nhiều người đã kì vọng mức giá của nó sẽ vào khoảng 600 USD trên Twitter trước khi xác nhận giá khởi điểm là 499 USD (hay 559 USD cho phiên bản 128GB).

Mức giá của những chiếc OnePlus thường tăng đều đặn, tương tự với việc thêm nhiều tính năng. OnePlus 5T sở hữu màn hình lớn hơn và hệ thống nhận diện khuôn mặt, và những sản phẩm của họ cũng mất một chặng đường dài từ mức giá 299 USD ban đầu. Cùng lúc đó, những chiếc điện thoại đến từ các nhãn hiệu dễ nhận dạng như LG và Motorola đang dần trở nên phái chăng hơn.

"OnePlus vẫn cung cấp một mức giá tốt khi so với những chiếc flagship mắc tiền hơn, nhưng mức giá cao này sẽ khiến nó cạnh tranh nhiều hơn và có thể hạn chế hơn nữa", Greengart cho hay.

Nhưng Lau vẫn tin OnePlus 5T là một sản phẩm tốt hơn so với những cái tên đắt đỏ hơn và người tiêu dùng sẽ thông minh hơn nếu chọn nó. Ông cho hay: "Nó là một sản phẩm tốt với mức giá tốt".

OnePlus thường đưa ra bản concept cho chiếc điện thoại trước, sau đó mới nghĩ về mức giá. Điều này trái ngược với hầu hết những nhà sản xuất khác. Họ sẽ định hướng đến mức giá và xây dựng những chiếc điện thoại của họ dựa theo đó.

Mối lo về bảo mật

Trong khoảng thời gian dài trước khi ra mắt, những chiếc điện thoại OnePlus bị cáo buộc chứa một phần mềm có tên là "EngineerMode", có khả năng cho phép hacker truy cập vào thiết bị. Hãng đã giải thích rằng phần mềm này là một công cụ chuẩn đoán và bất kì ai cũng cần phải nắm giữ thiết bị trong tay mới có thể điều khiển được nó. Nhưng hãng cũng đã tắt đi EngineerMode, một tính năng cho phép quyền root thiết bị một cách dễ dàng.

Giám đốc điều hành của OnePlus không đề cập đến nó trong suốt thời gian ra mắt, nhưng Lau đã thảo luận về tranh cải này trong buổi phóng vấn. Ông thừa nhận rằng đó là một sự hiểu lầm trong cộng đồng và hãng không bao giờ có mục đích xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.

Lau cũng đã trao đổi về sự khác biệt văn hóa. Ở những thị trường như Trung Quốc, khái niệm về sự riêng tư không đáng lo ngại như các thị trường phương Tây, và hãng cho hay rằng họ không biết việc nên đề cập về kiểu tiếp truy cập này với người dùng.

Vào năm 2018, OnePlus lên kế hoạch tập trung vào việc đảm bảo việc hiểu các tiêu chuẩn và nhu cầu của mỗi vùng, ông cho biết. Lau cũng lưu ý rằng khi OnePlus giải thích về vấn đề trang cộng đồng trực tuyển của hãng, thì những phản ứng của người dùng rất tích cực. "Đã quá đủ cho họ để phải thận trọng hơn", Ramon Llamas, một nhà phân tích tại IDC cho hay.

Trên đây là bài viết do trang Cnet biên tập và đăng tải, VnReview chỉ lược dịch lại nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn tham khảo về dòng điện thoại OnePlus của nhà sản xuất Trung Quốc này. Còn bạn, liệu bạn nghĩ gì về OnePlus 5T cũng như mức giá của họ đưa ra?

Minh Hùng

Chủ đề khác