VnReview
Hà Nội

Chúng ta cần điện thoại có màn hình tốt theo đúng nghĩa, chứ không phải độ phân giải 4K hay DPI cao ngất ngưởng

Cho dù có những mặt khác biệt về công nghệ trên các tấm nền màn hình và khả năng nhìn được các điểm ảnh từ mỗi người dùng thì những nhà sản xuất điện thoại vẫn đang thi nhau trong việc tạo ra cho mình chiếc điện thoại có độ phân giải cao nhất.

> Tính PPI để đo chất lượng màn hình: sai lầm căn bản!

> Trong 10 năm qua, tỷ lệ màn hình smartphone đã thay đổi thế nào?

Với tấm nền 4K, màn hình 5,5 inch của chiếc Sony Xperia XZ Premium có mật độ điểm ảnh lên tới 807 PPI, hay một ví dụ gần đây là màn hình của chiếc iPhone X cũng có mật độ điểm ảnh khá cao: 458 PPI. Con số này thực sự gây ra nhiều hoài nghi.

Mật độ điểm ảnh cao không phải lúc nào cũng là một lợi thế. Thứ nhất, bạn càng nhồi nhét nhiều điểm ảnh vào điện thoại, màn hình càng sử dụng nhiều năng lượng. Chẳng còn cách nào khác - càng nhiều điểm ảnh đồng nghĩa với tiêu thụ càng nhiều điện năng. Thứ hai, khi vượt qua một mức nhất định, mắt người sẽ không thể nhận thấy được độ chi tiết cao hơn. Tất nhiên nếu bạn có tầm nhìn; 20/10, bạn vẫn sẽ nhìn thấy cái điểm ảnh trên màn hình mà người có tầm nhìn 20/20 không nhìn thấy được ở khoảng cách nhất định, nhưng vẫn có một giới hạn vật lý về khả năng nhìn của con người. Kể cả khi bạn có đôi mắt hoàn hảo, thì tầm nhìn của chúng ta vẫn bị giới hạn bởi sự nhiễu xạ của con ngươi. 20/8 là độ sắc nét tối đa, thậm chí với những con mắt hoàn hảo trên lý thuyết. Với điều này, sẽ có một điểm giới hạn mà khi nhồi nhét thêm nhiều điểm ảnh lên màn hình hiển thị nữa cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Thứ ba, càng nhiều điểm ảnh được dồn vào một vùng nhất định, thì càng có ít khoảng trống để đèn nền xuyên qua và chiếu sáng màn hình. Và tất nhiên để giải quyết điều này, chúng ta chỉ có 2 giải pháp: giảm độ sáng hiển thị của màn hình, hoặc khiến cho đèn nền sáng hơn đồng nghĩa với việc đốt thêm nhiều điện năng nữa.

Một bài viết gần đây tại Android Central của Bob Myers, một kỹ sư và nhà thiết kế màn hình hiển thị, đã làm rõ quan điểm này. Ông lập luận rằng điều chúng ta cần không phải là mật độ điểm ảnh dày hơn, mà về cơ bản là một màn hình hiển thị tốt hơn. Có nhiều cách để cải tiến màn hình LCD hoặc OLED mà không liên quan gì tới việc gia tăng PPI. Nó bao gồm tăng độ chính xác của hiển thị màu (không phải là mở rộng phổ màu, điều này khiến cho hiển thị màu thiếu chính xác hơn), tăng tỷ lệ tương phản khiến cho màn hình dễ nhìn hơn dưới ánh sáng mặt trời, và màn hình hiển thị hiệu quả hơn, tương tự như màn hình IGZO của Sharp để giảm lượng điện năng tiêu thụ ở cùng độ sáng. 

Các nhà sản xuất và người tiêu dùng đã bấu víu vào DPI như là một cách để nói lên "sự mới mẻ" của sản phẩm, nhưng đây này không phải là lần đầu tiên sản phẩm tiêu dùng thay đổi cách tiếp thị của chính nó. Đã từng có thời gian mà các máy tính được tiếp thị dựa trên tốc độ xung nhịp. Một vài ứng dụng thậm chí còn tận dụng đến từng thread. Ngày nay, người ta tin rằng nhiều lõi cũng có lợi. Đã từng có lúc, chúng ta tiếp thị bộ nhớ dựa vào dùng lượng chứ không phải tốc độ. Ngày nay, dễ nhận thấy các laptop thường nhấn mạnh các thông số như PCIe SSD 128-512GB so với các HDD có dung lượng 4TB hoặc hơn.

Chúng ta không cần phải quay về tháng ngày của những tấm nền 3 inch-320x240. Nhưng đã đến lúc từ bỏ chỉ số DPI cao và hướng đến điều gì đó tốt hơn.

Trung Nguyễn

Chủ đề khác